- Dù được bác sĩ cảnh báo nhưng nữ thai phụ vẫn không cưỡng nổi cơn thèm ngọt nên ăn rất nhiều bánh kẹo, socola, trà sữa, dẫn tới thai nhi chết lưu trong bụng.

TS BS Trần Nhật Thăng – Trưởng đơn vị Chẩn đoán trước sinh Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM kể, trường hợp đáng tiếc trên là của chị Kim Oanh (tên được thay đổi, 30 tuổi, quản lý cửa hàng thời trang ở TP.HCM).

BS Thăng kể, trước khi mang thai, chị Oanh có lối sống, chế độ ăn uống rất lành mạnh. Thế nhưng khi bước vào thai kỳ, chị bị nghén nặng nên rất khó ăn trong 3 tháng đầu.

Thời gian sau, chị Oanh thèm ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, sô cô la, trà sữa…

{keywords}
Thai nhi chết lưu khi người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ

Khi đi khám thai, nữ quản lý được bác sĩ cảnh báo về nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Do không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường mà cân nặng vẫn tăng đều, chị Oanh nghĩ thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Tuần thứ 20 của thai kỳ, người phụ nữ này tới bệnh viện kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Lúc này thai phụ vẫn tiếp tục duy trì việc ăn ngọt do không thể cưỡng nổi cơn thèm ngọt của bản thân.

Tới tuần 37, thai phụ nhận thấy thai nhi có vấn đề nên vội vàng tới bệnh viện kiểm tra. Khi bác sĩ siêu âm đã phát hiện thai nhi chết lưu trong bụng mẹ, nên buộc phải chấm dứt thai kỳ.

"Đây là trường hợp vô cùng đáng tiếc, thai phụ dù đã được cảnh báo về các nguy cơ và tư vấn chế độ dinh dưỡng thai kỳ, nhưng do chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc" - BS Thăng chia sẻ.

Trưởng đơn vị Chẩn đoán trước sinh Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, bệnh lý đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời.

Đái tháo đường thai kỳ khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê.

Còn với thai nhi, sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ).

Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào.

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

Thai phụ hết ám ảnh vì truyền bệnh máu cho con

Thai phụ hết ám ảnh vì truyền bệnh máu cho con

Chị Hồ Y. T. hai lần bị đình chỉ thai nghén vì phù thai (biến chứng cho con do bệnh tan máu). Nhờ kỹ thuật mới, chị vừa đón cậu con trai chào đời khỏe mạnh.

Thai phụ chết bất thường sau khi sinh con

Thai phụ chết bất thường sau khi sinh con

Sau khi lên bàn mổ sinh, sản phụ có biểu hiện lạ và được đưa lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Hi hữu: Mắc kẹt ở tầng 4, chuyển thai phụ bằng lồng cứu hộ

Hi hữu: Mắc kẹt ở tầng 4, chuyển thai phụ bằng lồng cứu hộ

Sự việc hi hữu xảy ra vào khoảng 23h ngày 8/1, một phụ nữ vừa đẻ non cần đi cấp cứu nhưng bị mắc kẹt tại tầng 4 nhà 17 Ngô Văn Sở.

Khi nào thì thai phụ nên tầm soát Zika?

Khi nào thì thai phụ nên tầm soát Zika?

Khi tới các bệnh viện kiểm tra nhưng thấy mình không nhiễm virus Zika, các thai phụ sẽ có tâm lý chủ quan – GĐ Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM nhận định.

Văn Đức