- Bệnh chàm là một căn bệnh không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ vì các vùng mụn nước đỏ li ti, ngứa rát và khó chịu. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nói về việc bệnh chàm lây truyền.

{keywords}

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema, đây là một bệnh ngoài da thường gặp  ở mọi đối tượng (nhiều nhất là trẻ em). Bệnh chàm một bệnh không lây nhiễm, tức là không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tránh để vùng bệnh lây lan sang các vùng da khác của cơ thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh chàm bao gồm:

Do cơ địa của từng người: Những người bị rối loạn chức năng trong cơ thể như hệ bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Ngoài ra, những người mắc phải các bệnh như suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai,... cũng có thể dễ mắc eczema.

Do nguyên nhân dị nguyên: Trước tiên đó là những tác động từ sự thay đổi thời tiết đột ngột thất thường, môi trường ô nhiễm, các vật dụng dễ gây dị ứng. Các loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa,... cũng thường gây ra dị ứng.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,... cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh chàm và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Do sức đề kháng cơ thể yếu: Sức khỏe yếu, đề kháng suy giảm sẽ kéo theo làm giảm khả năng chống lại các tác nhân dị ứng từ bên ngoài tấn công vào cơ thể gây bệnh ngoài da.

Một yếu tố nhỏ nữa gây tác động không tốt tới bệnh chàm là chế độ ăn uống thiếu hợp lý gồm ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống rượu bia và ăn ít rau quả.

Tuy bệnh chàm không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng để hạn chế cũng như để phòng ngừa bệnh chàm các bạn cần tránh một số điều sau vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng như:

- Một số loại đồ ăn, gia vị gia vị cay, nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, bia, rượu,...). 

- Một số loại thức ăn, cây cối, vật dụng dễ gây dị ứng nên cần phải tránh xa và hạn chế tiếp xúc.

- Đảm bảo môi trường sống luôn khô thoáng, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh tay chân.

- Nên sử dụng những loại xà phòng không gây khô da. Bạn cũng cần giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da. Bôi lên da ngay sau khi tăm hoặc bất kỳ lúc nào bạn thấy da bị khô.

Nếu bệnh của bạn nặng hơn, bạn có thể sẽ cần thêm một chút thuốc tẩy y tế vào trong nước tắm. Việc này sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn bám trên da.

Tắm với nước ấm trong thời gian ngắn: Tuyệt đối không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lâu bởi nó sẽ làm cho da bạn bị khô ráp.

Người bệnh có thể tin tưởng căn bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác và mức độ nguy hiểm không quá lớn. Tuy nhiên bởi vì là căn bệnh phổ biến nên mọi người nên tránh để không mắc phải bệnh chàm. Có những biện pháp phòng tránh bệnh chàm một cách tích cực  cho bản thân và gia đình.

Nguyễn Thu Hiền