- Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Từ cơn đau đầu...

TS BS Trần Chí Cường - Giảng viên trường ĐH y Dược TP.HCM, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh của TP.HCM kể lại sự việc cách đây khoảng 1 tháng, một chuyên gia người nước ngoài 50 tuổi bất ngờ ngất xỉu khi đang trong lúc làm việc.

Nam chuyên gia được chuyển qua nhiều bệnh viện thăm khám và chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ là người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não.

Trường hợp khác là nam sinh viên trường Bách khoa khi đang ngồi học trong giảng đường thì đau đầu dữ dội rồi lăn ra ngất xỉu.

Khi được đưa tới bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán nam sinh viên bị đột quỵ khi tắc một mạch máu lớn lên não.

Ê-kíp bác sĩ đã tiến hành chụp mạch máu, dùng các dụng cụ chuyên dùng luồn trực tiếp vào động mạch, lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh.

{keywords}
Đột quỵ gây nguy cơ tử vong và tàn phế cao hàng đầu

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) hiện nay ngày càng phổ biến, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi và mọi đối tượng trong xã hội.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Có nhiều người trẻ, nhìn rất khỏe mạnh nhưng cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

BS Cường nói rằng trước lúc bị đột quỵ, 80% người bệnh sẽ có biểu hiện “cơn thiếu máu não thoáng qua”.

Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu tay chân cùng bên nửa người thoáng quá, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua.

“Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì là thoáng qua nên hầu như không ai chú ý và dễ bị bỏ qua” - BS Cường nhấn mạnh.

TS BS Trần Chí Cường cho hay thống kê chỉ ra rằng hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ.

Con số này tăng lên theo từng năm.

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Theo BS Cường, đột quỵ có nguy cơ cao trong cộng đồng, chiếm 20%, trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.

Trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số người bị tàn phế nhẹ, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 tử vong.

Các lần đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.

Ai dễ bị đột quỵ?

Theo Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe TP.HCM, những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ:

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao.

- Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai sau tăng huyết áp. Bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ.

Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tim dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong mạch máu, tạo điều kiện hình thành các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.

{keywords}
Tăng huyết áp nằm trong nhóm nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ

- Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu.

- Nghiện rượu: Nghiện rượu nặng, tức là nhiều hơn 60g/ngày (10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh) làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Béo phì: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần so người bình thường. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) vì đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

- Tiểu đường: Nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường.

- Tăng cholesterol trong máu (mỡ trong máu): Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng cholesterol lên thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

- Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khiến người bệnh dễ bị tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim… Áp lực máu tăng lên đột ngột có thể dẫn tới xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.

- Giới tính: Nguy cơ đột quỵ ở nam giới cao gấp 1,25 lần so với nữ giới. Tuy nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, nhưng nữ giới lại tử vong do đột quỵ nhiều hơn. Nam giới bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và do đó, tỷ lệ được cứu sống cao hơn nữ giới.

Bất ngờ nguyên nhân gây tử vong đáng sợ hàng đầu Việt Nam

Bất ngờ nguyên nhân gây tử vong đáng sợ hàng đầu Việt Nam

Dù là người trẻ tuổi, nhìn bề ngoài khỏe mạnh, nếu gặp biến chứng này cũng có thể tử vong mà không có dấu hiệu báo trước.

Báo động đột quỵ ở người trẻ

Báo động đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ trước đây được coi là căn bệnh của tuổi già, thế nhưng, hiện nay, ghi nhận cho thấy nó đang có xu hướng lan sang cả những người trẻ.

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đột quỵ

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đột quỵ

Với hầu hết người trẻ tuổi, bị đột quỵ có vẻ là điều không thể. Và đây là suy nghĩ tai hại bởi đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Văn Đức