- Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với biểu hiện nổi mụn nước trên mặt và toàn thân mà dân gian còn gọi là bỏng rạ, thường gặp ở trẻ từ 1–6 tuổi, xuất hiện nhiều nhất từ tháng hai đến tháng bốn hằng năm.

Sai lầm dễ mắc khi chữa bệnh thủy đậu
Những hiểu sai về thủy đậu
Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Nếu không muốn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, thì trong quá trình cần phải kiêng khem đầy đủ, có như vậy mới có thể hạn chế những khả năng gây tổn thương thần kinh trung ương, ung thư da, và nguy hiểm nhất là gây tử vong. Vậy khi trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?

 {keywords}

5 điều kiêng kị khi trẻ bị thủy đậu

Cách ly trẻ với chốn đông người

Thủy đậu là một trong các bệnh lý dễ lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Chính vì thế ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh.Bởi vậy, trong thời gian mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), tốt nhất nên cho trẻ tránh xa những nơi đông người. 

Cho bé dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thủy đậu, hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh, thường băn khoăn không biết bệnh nên kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình trẻ hay bất cứ ai mắc bệnh, cha mẹ nên để riêng những đồ dùng cá nhân của trẻ. Đặc biệt là khăn mặt, bát đũa hay nước uống,…Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của trẻ cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc là ủi.

 

Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, và không để lại sẹo cho trẻ, các phụ huynh nên tìm cách ngăn việc trẻ gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này xảy ra các mẹ có thể nên cắt hết móng tay của trẻ, luôn giữ cho da của các bé khô và sạch. Đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh sự cọ sát vào da của trẻ. Vì những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn dễ dàng làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác. 

Kiêng ăn thực phẩm có chất tanh

Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh chẳng hạn như hải sản, thịt gà hay thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. 

Giữ vệ sinh thân thể

Như ông bà ta vẫn thường nói, những người bị thủy đậu cần kiêng nước và kiêng gió. Cần kiêng như vậy là bởi vì nhằm tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu, gây nhiễm trùng da. Chính vì vậy, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ sạch. Và đặc biệt lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh gây tác động mạnh đến các nốt thủy đậu làm vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, cha mẹ nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người cho trẻ.

Dương Thị Uyên