- Dịch sốt xuất huyết vẫn đang ở mức báo động, chưa có dấu hiệu suy giảm. Các BV quá tải, bạn có thể nghiên cứu cách theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo một số gợi ý sau đây.

 

XEM CLIP:

Ngay khi phát hiện sốt với các triệu chứng dưới đây:

Sốt cao từ 38 - 40 độ C, gồm cả sốt nóng, sốt lạnh

Người nóng rực nhưng ngay sau đó rét run, đắp 2, 3 chăn vẫn lạnh

Chạm tay vào nước thấy ớn lạnh, sởn da gà

Mồ hôi túa ra toàn thân

Người nhà cần giúp người bệnh những bước sau đây để xác định bệnh, mức độ bệnh:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tại BV hoặc gọi về nhà xét nghiệm.

Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị đúng hướng.

Nên xét nghiệm máu theo dõi tiểu cầu từ ngày thứ 4 bị sốt. Mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên.

Nếu tiểu cầu xuống dưới 50.000 thì phải vào viện vì lúc này xuất hiện các nguy cơ chảy máu, thậm chí xuất huyết não, chảy máu nội tạng gây nguy hiểm.

Dùng thuốc

Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.

Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.

Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.

Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.

Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt.

Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh...). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.

Nếu có viêm nhiễm chỗ khác phải có chỉ định của bác sỹ mới dùng thuốc.

Phụ nữ đúng vào kỳ kinh nguyệt khi thấy ra máu quá nhiều, cần nhập viện để tiêm thuốc cầm máu tránh nguy cơ băng huyết.

Theo dõi phản ứng của cơ thể

Đau hốc mắt: mắt có thể đỏ như máu do xuất huyết đáy mắt.

Đau đầu và đau chân tóc: chạm vào tóc là đau, bệnh nhân rất sợ chải đầu.

Chán ăn: miệng đắng, hàm mỏi, nhai cơm như nhai rơm.

Có thể đau họng hoặc không: nếu đau họng không được uống kháng sinh.

Có thể đau bụng đi ngoài.

Nếu gặp các trường hợp xuất huyết , cần phải báo bác sĩ hoặc đưa người bệnh nhập viện ngay lập tức

Hiện tượng xuất huyết niêm mạc:

Chảy máu cam.

Chảy máu chân răng.

Rối loạn kinh nguyệt bất thường.

Hiện tượng xuất huyết nội tạng:

+ Đi ngoài phân có đen: dấu hiệu xuất huyết dạ dày.

Đầu đau dữ dội: dấu hiệu xuất huyết não.

Đau bụng ngày càng tăng: biến chứng nặng gây xuất huyết nội tạng.

Đau vùng hạ sườn phải: dấu hiệu suy gan.

Khó đi hoặc không đi tiểu được: nguy cơ tràn dịch nội tạng đặc biệt là tràn dịch màng phổi.

Phải đi tiểu tiện được, nếu truyền dịch sẽ đi gấp 3 lần ngày thường.

Khó thở: dấu hiệu chảy máu phổi.

Cuối cùng, phòng và tránh lây bệnh cũng là điều cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Phun thuốc diệt muỗi, loại bỏ các vũng nước lưu và ngủ mắc màn là những điều cần tuyệt đối phải tuân theo.

 

Chế độ ăn uống cần tuân thủ khi sốt xuất huyết

Chế độ ăn uống cần tuân thủ khi sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sốt xuất huyết: Nên dùng thanh long, lá đu đủ

Sốt xuất huyết: Nên dùng thanh long, lá đu đủ

Người Ấn Độ cho rằng, thanh long rất có hiệu quả trong việc làm gia tăng lượng haemoglobin trong cơ thể (bị giảm do sốt xuất huyết) chỉ trong một đêm.

Chống sốt xuất huyết, trạm trưởng y tế xin nghỉ việc vì mệt

Chống sốt xuất huyết, trạm trưởng y tế xin nghỉ việc vì mệt

Vì áp lực chống dịch quá lớn, quá mệt mỏi, một cán bộ chống dịch và một trạm trưởng trạm y tế tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xin nghỉ việc.

Căng thẳng sốt xuất huyết, bác sĩ ốm đừng mong nghỉ

Căng thẳng sốt xuất huyết, bác sĩ ốm đừng mong nghỉ

Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, nhân viên y tế luôn tay chân 24/7, làm việc thông ca, ốm cũng không được nghỉ, công suất vượt 200-300% ngày thường.

Sốt xuất huyết: Nhà giàu cũng bị từ chối nhập viện vì quá tải

Sốt xuất huyết: Nhà giàu cũng bị từ chối nhập viện vì quá tải

Dù sốt cao 40 độ kèm chảy máu cam nhưng đi 3 BV trong đó có cả Việt - Pháp, bác Phúc vẫn bị từ chối nhập viện do quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết.

Lơ là chống sốt xuất huyết, Sở Tài nguyên Môi trường bị bêu tên

Lơ là chống sốt xuất huyết, Sở Tài nguyên Môi trường bị bêu tên

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu nhận định sở TN&MT không làm tròn trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết

Nhận biết muỗi vằn hút máu truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ.

Trần Thường - Truyền hình VNN