- Cúm A H5N1 là một trong những loại bệnh nguy hiểm có phạm vi toàn cầu. Nó là mối lo ngại của không chỉ người dân mà còn là của quốc gia, của thế giới. Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra bệnh cúm A H5N1 này?

 

Nguồn truyền nhiễm bệnh cúm A H5N1

Ổ chứa mầm bệnh: Chim nước di trú, mà hầu hết là các loài vịt, chính là ổ chứa tự nhiên của virus H5N1 tuy nhiên thường thì chúng sẽ đề kháng với nhiễm virus, tức là chúng mang virus mà không hề bị bệnh. Còn các gia cầm nuôi đặc biệt cảm thụ với virus cúm chim. Chính vì thế khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nước di cư, là nguyên nhân chính của của dịch cúm.

Trong đó những chợ chim sống đóng vai trò như là một điểm lí tưởng làm lan truyền dịch. Các virus cúm chim bình thường không gây nhiễm cho các loài khác ngoài chim, lợn và một số động vật có vú. Bởi vậy khi con người sử dụng thức ăn từ các loài động vật có chứa nguồn bệnh chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắc bệnh cúm A H5N1. Các nghiên cứu về di truyền đã chỉ ra rằng virus đã lây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người.

Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của cúm A H5N1 dài hơn thời kỳ ủ bệnh của các loại cúm thong thường theo mùa, từ 2-8 ngày hoặc có thể kéo dài đến 17 ngày. Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus dẫn đến việc khó xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị đến thời kỳ ủ bệnh là 7 ngày áp dụng cho các điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân.

Thời kỳ lây bệnh: cũng giống như cúm theo mùa, người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi sang giai đoạn khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7 đến 10 ngày.

{keywords}

Phương thức lây truyền Cúm A H5N1

Các chủng của virus A H5N1 có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau chẳng hạn như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và người. virus cúm có thể lan truyền nhanh từ nước này sang nước khác, khu vực ngay sang khu vực khác. Từ  trại chăn nuôi này qua trại chăn nuôi khác bằng các cơ chế cơ học qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép... virus có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất vì vậy cần hết sức cẩn trọng nếu không sẽ dễ lây nhiễm.

Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền cúm A H5N1 chính. Virus có thể lây truyền qua không khí (ví dụ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm mang bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm) cũng có thể qua cách ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus...) và tiếp xúc với dụng cụ và đồ vật nhiễm virus.

Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh. Vì vậy cần đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng bệnh và chữa bệnh.

Dương Thị Uyên