- Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng các yếu tố nguy cơ chính vẫn là vấn đề tuổi tác, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…

Ung thư tuyến tiền liệt: Có thể chữa khỏi
Đàn ông cao to dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến hơn
Làm sao để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt đang tấn công bạn?

{keywords}

Mặc dù tiến bộ y tế luôn phát triển mỗi ngày, nhưng các nhà khoa học về y tế vẫn không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị đang rất được hy vọng sẽ sớm đưa ra cách phòng tránh và chữa căn bệnh quái ác này của đàn ông. Dưới đây là những yếu tố có liên quan tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

- Tuổi tác: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh tùy thuộc vào tuổi, có nghĩa khả năng mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: ở độ tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến độ tuổi 85 mức này tăng lên 1 trong 5 người. Theo thống kê ở Mỹ chứng bệnh ung thư này chủ yếu xuất hiện ở nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.

- Tiền sử gia đình: Nếu có thân nhân nam giới ruột thịt đời thứ nhất mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người đàn ông không có tiền sử như vậy. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nữa nếu có nhiều thân nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

- Di truyền: Gen được tìm thấy trong mọi tế bào cơ thể. Chúng kiểm soát cách thức các tế bào cơ thể tăng trưởng và hoạt động. Mỗi người có một tập hợp gồm nhiều ngàn gen thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ. Những thay đổi về gen có thể gia tăng nguy cơ truyền bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ cha mẹ sang con cái. Mặc dầu bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di truyền, một người đàn ông có thể thừa hưởng các gen có thể gây gia tăng nguy cơ.

- Chế độ ăn uống: Có vài bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến với hàm lượng chất béo cao có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong khi đó chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.

- Lối sống: Cũng có bằng chứng cho thấy là môi trường và lối sống có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ví dụ, châu Á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất, nhưng khi người đàn ông từ châu Á di dân sang Tây Phương thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của người này gia tăng. Điều này cho thấy là những yếu tố bên ngoài như môi trường và lối sống có thể thay đổi mức nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Chủng tộc: Bệnh này ở những nam giới người Mỹ gốc Phi thường gặp hơn so với người da trắng. Ung thư tuyến tiền liệt ít gặp hơn ở những nam giới gốc da đỏ và người châu Á.

Phạm Thành Luân