Sahana Khatun (10 tuổi, tại Dhaka, Bangladesh) đang phải điều trị chứng bệnh hiếm gặp - hội chứng người cây - thông thường xảy ra ở nam giới.

Theo các bác sĩ nghiên cứu về bệnh di truyền hiếm gặp, bé gái với những khối sần sùi giống như vỏ cây trên mặt có thể là người phụ nữ đầu tiên mắc chứng người cây. 

Những khối vỏ cây mọc trên cằm, tai và mũi của Sahana Khatun.

{keywords}

Bé Sahana Khatun

Hiện các bác sĩ ở bệnh viện Đại học Y của Dhaka đang tiếp tục xác xét nghiệm để xem bé có những rối loạn khác thường nữa hay không.

Không có nhiều người trên thế giới mắc hội chứng hiếm gặp này, nhưng cho tới nay không có ai mắc bệnh là nữ, Samanta Lal Sen - bác sĩ phụ trách khoa bỏng và phẫu thuật thẩm mỹ cho biết. "Chúng tôi tin đây là trường hợp nữ đầu tiên mắc bệnh", Sen nói.

Cha cô bé - một lao động nghèo ở vùng nông thôn phía bắc Bangladesh cho hay, lúc đầu ông không để tâm lắm khi những bướu cây đầu tiên xuất hiện trên mặt con khoảng 4 tháng trước. Tuy nhiên, các bướu này phát triển nhanh chóng khiến ông lo lắng và đưa Khatun lên thủ đô khám chữa.

“Chúng tôi rất nghèo, con tôi đã mất mẹ khi cháu mới 6 tuổi. Tôi hy vọng rằng các bác sĩ có thể cắt bỏ những khối bướu ra khỏi khuôn mặt xinh đẹp của con gái", người cha nói.

Theo lời một chuyên gia khác, trường hợp người bệnh còn trẻ tuổi sẽ có cơ hội hồi phục nhanh hơn những người lớn tuổi khác.

Bệnh viện cũng đang điều trị một bệnh nhân nam bị mắc hội chứng này nhưng ở tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều và đã thu được kết quả khả quan sau 16 cuộc phẫu thuật.

Các khối u bướu cây khổng lồ nặng tới 5kg mọc trên tay của Abul Bajandar, 27 tuổi - người Bangladesh đầu tiên mắc hội chứng này. Cảnh ngộ của anh đã thu hút sự chú tâm của cả nước và Thủ tướng Sheikh Hasina đã hứa bệnh nhân sẽ được điều trị miễn phí.

Thái An (Theo Guardian)