Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, càng để lâu tỉ lệ tử vong càng cao. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng. Để khắc phục điều này, bạn hãy để ý các dấu hiệu "2 hơn, 2 đau" trên cơ thể. Nếu có, rất có thể bạn đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí ung thư dạ dày.  

"2 hơn":

1. Ăn nhanh no hơn

{keywords}

Bệnh nhân ung thư dạ dày do khối u phát triển có thể dẫn đến giảm hàm lượng dạ dày, thậm chí tắc nghẽn môn vị. Vì thế, bệnh nhân ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể có cảm giác no, kèm theo cảm giác chán ăn và giảm dần cân nặng.

2. Axit dạ dày bài tiết nhiều hơn

{keywords}

Trong trường hợp bình thường, bài tiết axit dạ dày sẽ diễn ra thường xuyên và vừa phải. Tuy nhiên, khi hoạt động của dạ dày gặp vấn đề, bài tiết axit dạ dày có thể tăng bất thường, gây trào ngược dạ dày, trào ngược axit, ợ nóng và các triệu chứng khác. Nó cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu.

"2 đau":

1. Đau vùng thượng vị

{keywords}

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày, cơn đau nằm ở bụng giữa và trên. Vì ở gần ngực hơn nên hầu hết mọi người khó phân biệt được cơn đau cụ thể đến từ đâu.

Đau do ung thư dạ dày gây ra có thể là cơn đau bất chợt, theo từng cơn và từng thời điểm khác nhau.

2. Đau khi nuốt

{keywords}

Với sự xuất hiện của hiện tượng trào ngược dạ dày, axit dạ dày chảy ngược vào thực quản và gây tổn thương niêm mạc thực quản, do đó bệnh nhân sẽ bị đau hoặc cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.

Bất kì bệnh nào cũng nên được phòng ngừa và phát hiện kịp thời, vì vậy, bạn nên để ý đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể thường xuyên. Bên cạnh việc duy trì thói quen sống lành mạnh khoa học, một chế độ ăn phù hợp, tốt cho dạ dày sẽ giúp phần nào căn bệnh này.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho dạ dày bạn cần lưu ý:

- Chuối: Đứng đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Đồng thời chuối có lượng chất  xơ hoà tan pectin cao, rất có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

- Nước ép táo: Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

{keywords}

- Trà thảo dược: Một số loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt, trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

- Nghệ và mật ong: Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

An An (Dịch theo Sohu)

7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận

7 thói quen thường thấy đang dần 'phá hủy' thận

Thận là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể, những thói quen nhỏ trong cuộc sống cũng có thể gây hại cho thận, nhiều người không biết.