- Các nhà khoa học đã phân tích và kết luận ra rằng, ung thư tuyến tụy có thể bị khi bệnh nhân bị mắc các bệnh như viêm tụy mãn tính, tiểu đường, xơ gan hay một số bệnh liên quan đến dạ dày. Đây là kết luận sau khi các nhà khoa học phân tích di truyền mới của trên 50 khối u tuyến tiền liệt và dưới đây là thông tin cơ bản về vấn đề này.

Bệnh nhân ung thư tụy nên 'cạch mặt' những thực phẩm nào?
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy - sát thủ thầm lặng

{keywords}

Bệnh viêm tụy mãn tính và tiểu đường

Ung thư tuyến tụy chính là một trong những bệnh ung thư gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Lý do là vì tuyến tụy nằm sâu trong ổ bụng, sau dạ dày nên chúng ta rất khó để phát hiện dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, vị trí của tuyến tụy cũng nằm sâu, liên quan tới nhiều cơ quan lân cận nên rất khó can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Do việc khó khăn trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh nên chúng ta cần phải ngăn chặn bệnh ung thư tụy ngay từ khi nhú mầm, ẩn giấu trong các loại bệnh như sau.

- Bệnh viêm tụy mãn tính là tình trạng tuyến tụy trong cơ thể bệnh nhân có biểu hiện viêm nhiễm trong thời gian dài. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy, dù nguy cơ này không quá cao. Vì bệnh viêm tụy mãn tính kéo dài khiến chức năng của tuyến tụy suy giảm, dễ bị các yếu tố gây ung thư tấn công, tế bào trong tuyến tụy biến đổi ác tính và hình thành ung thư.

- Bệnh tiểu đường: mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa chứng minh được rõ ràng mối liên hệ giữa bệnh ung thư tuyến tụy và bệnh tiểu đường nhưng người ta cũng nhận thấy rằng ung thư tụy phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này có thể liên quan tới một số yếu tố nguy cơ được đề cập trước đó, đó chính là tình trạng thừa cân và béo phì.

 

Xơ gan và các vấn đề về dạ dày

- Bệnh xơ gan: xơ gan là bệnh lý hay gặp, tiến triển từ bệnh viêm gan B, viêm gan siêu vi C hoặc do sử dụng quá nhiều rượu trong thời gian dài. Bệnh nhân xơ gan cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tụy vì lý do là gan hoạt động kém khiến cho tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để tiết ra các enzyme tiêu hóa cho mọi hoạt động của cơ thể, khiến tuyến tụy nhanh suy yếu hơn và các tế bào dễ biến đổi ác tính, ung thư hóa.

- Các vấn đề về dạ dày: tình trạng nhiễm trùng dạ dày với vi khuẩn gây viêm loét dạ dày là Helicobacter Pylori có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Vì tuyến tụy nằm ngay sau dạ dày nên sẽ chịu ảnh hưởng tương tự. Một số ý kiến của các chuyên gia còn cho rằng, nồng độ acid quá mức trong dạ dày cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

- Hội chứng di truyền: tình trạng thay đổi gen di truyền (đột biến) có thể truyền từ các thành viên trong một gia đình. Những gene bất thường này chính là nguyên nhân gây ra khoảng 10% các ca bệnh ung thư tuyến tụy cũng như những bệnh lý liên quan tới tiền sử gia đình khác.

Trên đây là nguyên nhân gây ung thư tụy từ bốn bệnh khác nhau mà chúng ta cần lưu ý để biết cách phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm, từ đó đề ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho chính mình và những người xung quanh.

Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tụy

Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tụy

Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư tụy mà người bệnh cần biết để có tinh thần chuẩn bị đối phó với những triệu chứng trên.

Điều trị ung thư tụy ra sao?

Điều trị ung thư tụy ra sao?

Điều trị ung thư tụy phụ thuộc vào các giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như tuổi tác, sức khỏe tổng thể của cá nhân. Mục tiêu đầu tiên của điều trị ung thư tụy là để loại trừ ung thư khi có thể. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tụy

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tụy

Ung thư tụy là căn bệnh nguy hiểm, được xếp vào top bệnh những ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tụy để có biện pháp phòng tránh.

Thanh Thương(tổng hợp)