- Ung thư phổi gây ra bởi thuốc lá và các chất độc hại. Vì ung thư phổi có tính nguy hiểm rất cao, tỉ lệ tử vong nhiều, do đó, bạn nên có những biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh hiệu quả. 


Ngừng hút thuốc

Lá phổi của chúng ta sẽ không ngừng bị ảnh hưởng nếu như liên tục tiếp nhận khói thuốc. Vì thế, việc làm đầu tiên cần thiết để cứu lá phổi là ngưng hút thuốc, chủ động hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu tự hồi phục lại ngay sau khi ngừng hút thuốc.

Nghiên cứu chỉ ra, chức năng phổi sẽ cải thiện sau 3 tháng bỏ thuốc và nếu bỏ thuốc được 10 năm thì nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm chỉ còn nửa so với khi hút thuốc...

Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi ít hơn người không hút thuốc nhưng lại hít phải khói thuốc. Do đó, để bảo vệ mình và những người xung quanh, bạn nên dứt khoát “chia tay” với thuốc lá vĩnh viễn.

 

{keywords}


Tập thói quen mang khẩu trang khi ra đường

Bạn nên tập dần thói quen mang khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi và ô nhiễm không khí. Đó cũng là thói quen để ngăn ngừa ung thư phổi. Ngoài ra, hiện nay, công nghệ Detox phổi cho phép bạn có thể làm sạch sâu hệ hô hấp. Vì thế, bạn nên thực hiện lịch trình Detox phổi sau ít nhất mỗi tháng một lần sẽ giúp bạn cải thiện phổi từ bên trong, tránh khỏi nguy cơ mắc ung thư phổi đang ngày càng gia tăng.

Hạn chế khói dầu nhà bếp

Bạn có biết việc tiếp xúc với nhiều khói dầu nhà bếp khi nấu ăn cũng có thể ảnh hưởng đến lá phổi của mình? Khi nấu nướng, khói sinh ra cũng có chứa những hóa chất độc hại mà bạn cần phải tránh và hạn chế tiếp xúc. Ở nhiệt độ cao, dầu thực vật có thể sinh ra một số chất độc hại gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là tim và phổi. Vì thế, lời khuyên cho bạn là tránh một số món ăn chiên xào.

Bắt đầu bằng một cốc nước chanh trước mỗi bữa sáng và trà thảo mộc vào mỗi tối

Mỗi sáng, nếu có thể bạn hãy bắt đầu bằng một cốc nước chanh. Nước chanh sẽ khiến bạn thấy no hơn, cũng như cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà độc tố từ khói thuốc, khói bụi lấy đi từ cơ thể bạn.

Vào buổi tối, hãy uống các loại trà thảo mộc mà bạn thích như trà gừng, trà bồ công anh... Trà sẽ làm ấm người, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tập thể dục đều đặn

Vận động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng là cách giúp bạn hạn chế được bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên không nên tập quá sức để tránh gây phản tác dụng. Bạn không cần phải chạy một quãng đường dài, mà hãy bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh, hoặc tích cực tham gia các hoạt động leo núi hoặc bơi lội. Ngoài ra, tập thở sâu 30 phút mỗi ngày ở không gian thoáng đãng giúp loại bỏ độc tố trong phổi.

Kiểm tra mức Radon trong nhà

Radon là một chất khí phóng xạ do sự phân hủy tự nhiên của Uranium. Uranium có mặt trong đất, nước, đá xung quanh nhà của bạn với số lượng nhỏ.

Khí Radon có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Tuy nhiên, Radon không màu, không mùi nên bạn không thể biết mình đã tiếp xúc với nó. Hiện nay, bộ dụng cụ thử khí Radon trong nhà có thể giúp bạn đo mức độ Radon trong nhà mình xem có ở mức bình thường hay không.

Giảm phơi nhiễm hóa chất tại nơi làm việc

Hiện có hơn 40 chất gây ung thư có liên quan đến công việc như Amiăng, thạch tín, Crom và Niken... Và ung thư phổi cũng nằm trong số đó.

Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường tiếp xúc với các chất này, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình. Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn tầm soát để có thể phát hiện bệnh ung thư phổi sớm.

Trên đây là những biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi mà bạn nên bỏ túi ngay để có thể ngăn ngừa căn bệnh này xâm nhập vào cơ thể bạn.

Thái Hậu (tổng hợp)

Bệnh ung thư phổi được hiểu như thế nào?

Bệnh ung thư phổi được hiểu như thế nào?

Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. 

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công

Tạp chí “American journal of case reports” (Mỹ) vừa công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công được thực hiện tại Hệ thống y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.

Ung thư phổi? Đừng vội bỏ cuộc

Ung thư phổi? Đừng vội bỏ cuộc

Ung thư phổi là bệnh ung thư mắc nhiều nhất tại Việt Nam, và cũng nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, thực tế ngày càng nhiều người bệnh ung thư phổi vẫn có thể kéo dài thời gian sống, thậm chí giai đoạn muộn.