Trượt đĩa đệm khá phổ biến ở những người trong độ tuổi 30 - 50 tuổi. Nam giới có gấp đôi khả năng gặp phải tình trạng này hơn nữ giới.

Trượt đĩa đệm là gì?

Giữa mỗi đốt sống lưng là các đĩa đệm giúp cột sống dẻo dai hơn. Những đĩa đệm này còn đóng vai trò hấp thụ sốc.

“Tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của đĩa đệm bị trượt, đĩa đệm của một người có thể phồng, nhưng không sa xuống, hoặc trượt”, BS Chua Soo Yong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình thuộc bệnh viện Mount Elizabeth Hospital, giải thích.

“Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, đĩa đệm có thể bị rách và làm chất bên trong giống như thạch (nhân nhầy) trồi ra. Ở các trường hợp nặng hơn nữa, nhân nhầy có thể tách hoàn toàn ra khỏi đĩa đệm và chiếm không gian trong tủy sống, gây chèn ép thần kinh nghiêm trọng”, bác sĩ Chua cho biết.

{keywords}
 

Nguyên do gây trượt đĩa đệm?

Nguyên ngân chính gây trượt đĩa đệm là do sự hao mòn. Khi cơ thể già đi, các đĩa đệm có thể mất đi sự đàn hồi và trở nên dễ bị tổn thương. Bất kỳ hoạt động nào gây áp lực lên cột sống có thể dẫn tới trượt đĩa đệm. Ngồi, đặc biệt ở tư thế không thẳng lưng, tạo ra nhiều áp lực lên lưng hơn là đứng hoặc nằm.

Tuy nhiên, các yếu tố về gen và môi trường cũng góp phần gia tăng sự phát triển tình trạng trượt đĩa đệm.

“Một vài người có tiền sử gia đình bị trượt đĩa đệm, họ có khuynh hướng di truyền cao hơn. Những người tập luyện không đúng cách hoặc ngồi lâu trong thời gian dài cũng dễ bị mắc bệnh”, BS Chua cho hay.

Một nguyên nhân gây trượt đĩa đệm ít được biết đến hơn là hút thuốc. Các độc tố từ thuốc lá và các sản phẩm khác từ thuốc lá ngăn chặn đĩa đệm hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh và dẻo dai. Điều này, sẽ đến lúc, có thể gia tăng sự thoái hóa của đĩa đệm và góp phần hủy hại đĩa đệm.

Chỉ là đau lưng, hay trượt đĩa đệm?

Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nêu lên được sự khác biệt giữa sự khó chịu do căng cơ và đau do đĩa đệm bị trượt.

Theo BS Chua, “Nếu bạn cảm thấy tê hoặc đau lan xuống phần chân (đau rễ thần kinh), có thể bạn bị trượt đĩa đệm và các chất tiếp xúc trong đĩa đệm làm đau các dây thần kinh từ cột sống lưng dưới tới chân. Nhưng một đĩa đệm trượt chỉ có thể được xác nhận sau khi thực hiện chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân”.

Sự khó chịu do đau lưng hay căng cơ thường biến mất trong vòng 6 tuần, trong khi cơn đau do trượt đĩa đệm có thể tiến triển trở nên nghiêm trọng hơn.

BS Chua cho hay một vài người chịu những cơn đau do trượt đĩa đệm hàng năm trước khi họ quyết định tới gặp bác sĩ.

“Những bệnh nhân này thường bị trượt đĩa đệm không nặng lắm. Họ cảm thấy cứng lưng hoặc đau lưng không liên quan tới rễ thần kinh, bởi vậy họ bỏ qua bởi họ có ngưỡng chịu đau cao hơn, cho đến khi họ cảm thấy có gì đó không ổn,” bác sĩ Chua nói.

Nếu không điều trị, trượt đĩa đệm có thể dẫn tới những biến chứng như tiểu tiện không tự chủ được khi đĩa đệm chèn vào dây thần kinh chèn ép vào bàng quang hoặc ruột, hoặc gây tê liệt một phần khi đĩa đệm ngày càng chèn lên dây thần kinh các chi dưới.

{keywords}
 

Chữa trị trượt đĩa đệm như thế nào?

Theo bác sĩ Chua, phẫu thuật thường chỉ được cân nhắc khi các biện pháp điều trị bảo tồn khác không mang lại tác dụng, hoặc nếu chứng minh được sự chèn ép lên tủy sống hoặc khu vực đuôi ngựa, gây mất khả năng tự chủ trong tiểu tiện.

Đối với những trường hợp nhẹ hơn, nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc giảm đau, và tham gia vật lí trị liệu và các chương trình phục hồi chức năng trong vài tuần có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu quá đau, mất khả năng vận động các chi dưới, hoặc tiểu tiện không tự chủ, phẫu thuật khẩn cấp có thể được đề xuất.

“Phẫu thuật sẽ giải quyết các vấn đề chèn ép dây thần kinh cơ học do trượt đĩa đệm, và cơn đau sẽ thuyên giảm ngay lập tức,” bác sĩ Chua cho biết. “Nhưng vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật có thể cần thiết để phục hồi các cơ lưng của bệnh nhân bởi chúng thường rất chặt và yếu sau một thời gian dài bị đau lưng.”

Liệu phẫu thuật có phải là giải pháp vĩnh viễn?

Khả năng tái phát sau phẫu thuật không cao, nhưng không may là không có gì đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra.

“Tùy thuộc vào các yếu tố, như liệu các nứt gãy thuộc đĩa đệm có mở rộng lần nữa, hoặc nếu một đĩa đệm ở vị trí khác bật ra, gây chèn ép dây thần kinh chỗ khác,” BS Chua chia sẻ.

Nếu bị đau lưng tái đi tái lại, hãy tới khám với chuyên gia cơ xương khớp để tìm hiểu thêm về tình trạng của mình.

Để được bác sỹ Chua Soo Yong, chuyên khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Mount Elizabeth - Singapore, tư vấn xin liên hệ:

Văn phòng Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5 số 110 Bà Triệu

Hotline: 0988 155 855

Tel: 024 37472729

Email: info@parkway.com.vn

Lệ Thanh