Chiều 7/8, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ưu tiên mà Bộ Y tế đặt ra hiện nay là vừa tập trung lực lượng cứu chữa bệnh nhân, đồng thời phải giải tỏa những bệnh nhân nặng đang nằm tại Bệnh viện Đà Nẵng, chia sẻ gánh nặng đó cho các cơ sở khác.

Các bệnh nhân Covid-19 nặng hiện đã được đưa về Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (điều trị tại đơn vị điều trị tích cực mới được thiết lập ở đây) và Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

Bệnh viện Chợ Rẫy được giao phụ trách Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Bạch Mai phụ trách Trung tâm Y tế Hòa Vang. Tại Trung tâm Y tế Hòa Vang cũng thiết lập đơn vị lọc máu để chạy thận cho những người mắc Covid-19 đang suy thận mạn.

“Bình thường, việc thiết lập những đơn vị như thế này mất rất nhiều thời gian. Nhưng trong bối cảnh chống dịch, chỉ trong vòng 1 tuần, tất cả những đơn vị này đã hoàn thành”, ông Khoa nói.

Sau khi tiến hành giảm tải, Bệnh viện Đà Nẵng hiện chỉ còn dưới 300 bệnh nhân điều trị, trong đó không có bệnh nhân nào dương tính với virus SARS-CoV-2. Áp lực tại bệnh viện đã được giảm đi rất nhiều.

{keywords}
 Bệnh viện Đà Nẵng 

Hiện nay, số lượng bệnh nhân có tiên lượng tử vong tại Đà Nẵng khá nhiều, đều là những người có nhiều bệnh nền.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đánh giá, Đà Nẵng có năng lực Y tế tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu chung trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất chính là ổ dịch xuất hiện đầu tiên ở các khoa có bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nền như Hồi sức cấp cứu, Nội thận tiết liệu, Nội tổng hợp. Người mắc Covid-19 đều là những bệnh nhân suy thận mạn, những người nhiều bệnh nền, đang hồi sức, đang cấp cứu,… nên số bệnh nhân diễn tiến nặng, nguy kịch gia tăng rất nhanh.

Là người từng có thời gian chiến đấu với dịch Covid-19 tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Thuận, ông Khoa nhận định: “Ở những ổ dịch trước đây, các ca nhiễm hầu hết là người từ nước ngoài về, người không có bệnh nền nên tỷ lệ ca nặng rất ít.

Đợt này, số lượng ca bệnh nặng nhiều nên đòi hỏi huy động tổng lực chuyên gia về lĩnh vực hồi sức – cấp cứu và rất nhiều phương tiện vật tư liên quan đến cấp cứu, hồi sức mới có thể xử lý được".

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế hiện đã huy động nhân lực giỏi từ rất nhiều nguồn để đủ khả năng cứu chữa những trường hợp nặng.

Các y bác sĩ là những thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM... Ông Khoa nhấn mạnh, đây là lực lượng thuộc loại tinh nhuệ nhất của ngành y tế.

Nguyễn Liên

Xem video:

Test nhanh nCoV không có ý nghĩa về mặt cách ly

Test nhanh nCoV không có ý nghĩa về mặt cách ly

Theo nguyên tắc, một người từ vùng dịch về phải cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Nếu có kết quả test nhanh âm tính, người đó vẫn phải cách ly đủ 14 ngày, như vậy việc test nhanh với mục đích cách ly là không cần thiết.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.