Hiểu cơ bản tình trạng, cách thức cơ thể giữ thăng bằng như thế giúp ta hạn chế sự chóng mặt và phối hợp với bác sĩ tốt hơn trong quá trình chẩn đoán bệnh nếu cần phải điều trị.

{keywords}
 

Tạo hóa đã sắp xếp cho con người một cơ chế giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Cơ chế đó đến từ sự cảm thụ của mắt, tai trong và hệ thống cơ xương khớp.

Mắt thu nhận các dữ liệu về vị trí và sự chuyển động của sự vật xung quanh rồi truyền lên não. Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có tác dụng cung cấp thông tin về tư thế, vị trí của cơ thể. Hệ thống cảm thụ quan trong cơ xương khớp, cột sống cho biết phần nào của cơ thể đang chuyển động, phần nào đang tiếp đất…

Khó có thể giải thích hết cách thức não bộ xử lý các tín hiệu này, nhưng cơ thể luôn giữ tình trạng thăng bằng nếu các tín hiệu này rõ rệt, không trái ngược, xung đột nhau. Các tín hiệu xung đột gây chóng mặt có thể đến từ ngoại cảnh như khi đi máy bay, tàu xe, mắt không quan sát được toàn bộ nhưng tai vẫn tiếp thu sự dao động nên ta thấy choáng váng, xây xẩm; hoặc có thể đến từ các bộ phận bị bệnh như viêm tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình…

{keywords}
 

Hiểu cơ bản tình trạng, cách thức cơ thể giữ thăng bằng như thế giúp ta hạn chế sự chóng mặt và phối hợp với bác sĩ tốt hơn trong quá trình chẩn đoán bệnh nếu cần phải điều trị. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây chóng mặt còn rất nhiều, có thể đến từ huyết áp, thần kinh hay những tổn thương não bộ, cột sống nhưng việc chẩn đoán nguyên nhân chính xác là chuyên môn của bác sĩ, với sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ thăm khám chuyên biệt.

Trong một số trường hợp cần cắt cơn nhanh, bệnh nhân có thể tham vấn dược sĩ để sử dụng Acetyl-DL-leucine theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Người bệnh cần tránh những mẹo, phương thuốc “dân gian” không rõ ràng dễ khiến triệu chứng bị che mờ gây khó khăn cho quá trình điều trị hoặc khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

{keywords}
 

Vũ Minh