Mắc đái tháo đường nhưng khi được tư vấn sử dụng insulin, người bệnh thường nghĩ là bệnh quá nặng, đã ở giai đoạn cuối nên mới phải tiêm insulin. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Khó khăn khi điều trị sớm bằng insulin?

Việt Nam hiện là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ dân số mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cao nhất thế giới. Theo nghiên cứu của Diab Care, số lượng bệnh nhân mắc ĐTĐ tuýp 2 ngày càng tăng ở các thành phố lớn. Tại châu Á, tỷ lệ bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị ĐTĐ thường thấp: Indonesia 32,1%, Thái Lan 26,3%, Phillipine 15%.

Nghiên cứu FINE Asia Tsai ST cho thấy tại châu Á, việc sử dụng insulin thường bị trì hoãn sau khi mắc ĐTĐ khoảng 9,3 năm, trong khi ở Mỹ, đa số bệnh nhân ĐTĐ được bác sỹ khuyên nên khởi trị insulin sớm.

Tuy nhiên, thực trạng điều trị ĐTĐ tại Việt Nam thì sử dụng sớm insulin lại là một khó khăn.

{keywords}

Liệu pháp insulin nền là một trong những lựa chọn để điều trị bệnh tiến triển cho BN đái tháo đường tuýp 2 nếu các thuốc đơn trị liệu không đủ để duy trì kiểm soát đường huyết - GS Mary Korytkowski

Chia sẻ về một số rào cản khi bắt đầu điều trị insulin mà bác sĩ và bệnh nhân đều đối mặt, GS. Mary Korytkowski, Trưởng Bộ môn Nội tiết - Trường Đại Học Y Pittsburg, Pennsylvaniacho biết: “Bệnh nhân (BN) lo ngại về insulin nhiều hơn các thuốc tiêm khác, và họ cũng không muốn tiêm bất kỳ loại thuốc nào nếu có thể. BN cũng rất sợ tăng cân và hạ đường huyết hay sự kỳ thị của xã hội về liệu pháp điều trị insulin, hoặc họ có thể cảm thấy rằng việc tiêm insulin có nghĩa là bệnh đái tháo đường của họ đã trở nên tồi tệ”.

Giáo dục thực sự là giải pháp chính trước khi điều trị insulin cho BS và BN. Việc phân loại và khởi trị insulin, điều trị insulin tăng cường… là 1 trong số những chủ đề đào tạo tại Chương trình Đào tạo Quốc tế về Đái tháo đường (iSTEP-D) do Hội Nội tiết & ĐTĐ Việt Nam (VADE) hợp tác với Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty Sanofi từ năm 2014. Nội dung giảng dạy của chương trình được biên soạn dựa trên thực trạng tình hình chẩn đoán và điều trị ĐTĐ tại Việt Nam.

{keywords}

Chương trình iSTEP-D giai đoạn 2017- 2018 chính thức khai giảng lớp đào tạo tại TP.HCM vào ngày 29/7/2017

GS Mary khuyên các bác sỹ nên tư vấn cho BN rằng họ có thể cần phải bắt đầu insulin vào một thời điểm trước khi bệnh trở thành trầm trọng.

Bác sỹ cần tư vấn cho bệnh nhân khi khởi trị insulin

BS Trần Quang Khánh - Chủ nhiệm bộ môn Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay, ở các nước phát triển, đội ngũ giáo dục viên ĐTĐ chính là nguồn nhân lực quan trọng trong việc hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân ngay từ khi mới được chẩn đoán ĐTĐ. Và khi được đề cập đến việc tiêm insulin, bệnh nhân thường chấp nhận và hợp tác một cách tự nguyện với nhân viên y tế.

Còn tại Việt Nam, vì nhiều lý do, đội ngũ giáo dục viên ĐTĐ hầu như không có. Các chương trình CLB bệnh nhân thường nhắm vào số đông, thông tin được chuyển đến cho bệnh nhân còn nặng về chuyên môn và khô khan.

Theo BS CKII Hồ Đắc Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tư vấn là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ĐTĐ, nhất là các đối tượng mới mắc.

Việc có đội ngũ giáo dục viên ĐTĐ sẽ là một lợi thế giúp cho bệnh nhân hiểu rõ hơn về diễn tiến của bệnh ĐTĐ tuýp 2.

{keywords}

Lịch trình tư vấn chuẩn cho BN ĐTĐ rất cần thiết cho việc kiểm soát và chuyển hóa đường huyết

BS Khánh khẳng định sẽ đến một thời điểm mà sự kết hợp nhiều loại thuốc viên uống không còn hiệu quả để kiểm soát đường huyết. Việc tiêm insulin bằng các loại bút tiêm cũng đơn giản hóa thao tác tiêm và bảo quản insulin. Không phải bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 nào cũng phải dùng insulin vĩnh viễn một khi đã bắt đầu.

“Việc khởi trị sớm cũng cần được giải thích là nhằm ổn định đường huyết tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ chứ không phải là bệnh đã nặng thêm hay vào giai đoạn cuối. Các kim tiêm insulin hiện nay được chế tạo nhằm làm giảm cảm giác đau cho bệnh nhân. Bác sỹ nên tự đâm kim để hướng dẫn bệnh nhân khi huấn luyện tiêm insulin cho bệnh nhân” - BS Khánh chia sẻ thêm.

Chương trình Đào tạo Quốc tế chuyên sâu về Đái tháo đường (iSTEP-D) là chương trình đào tạo y khoa do Hội Nội tiết & ĐTĐ Việt Nam (VADE) hợp tác với Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) tổ chức, dưới sự tài trợ của công ty Sanofi từ năm 2014. Nội dung giảng dạy của chương trình được biên soạn dựa trên thực trạng tình hình chẩn đoán và điều trị ĐTĐ tại Việt Nam.

Chương trình iSTEP-D giai đoạn 2017- 2018 chính thức khai giảng ngày 29/7/2017 tại TP.HCM và ngày 26/8/2017 tại Hà Nội, với ban giảng huấn là nhiều chuyên gia quốc tế và các bác sĩ đầu ngành của Việt Nam, chương trình dự kiến sẽ truyền tải đến 600 bác sĩ nội tiết và không chuyên khoa nội tiết, nhằm tiếp tục hỗ trợ các bác sĩ trong việc kiểm soát đường huyết nội viện và ngoại viện. Bốn trung tâm đào tạo hợp tác gồm BV Bạch Mai, BV Nội tiết Trung ương, BV Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP.HCM.

(Nguồn công ty Sanofi)