Bệnh nhân viêm cầu thận cấp cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, kiểm soát bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Viêm cầu thận cấp có thể gây tử vong

Viêm cầu thận cấp là loại bệnh làm giảm khả năng loại bỏ chất thải và dịch dư thừa của thận. Viêm cầu thận cấp có các biểu hiện như: phù, tăng huyết áp, đái ít hoặc vô niệu. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng như: suy tim cấp, phù não cấp, suy thận cấp.

Hiện nay, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp có xu hướng ngày càng tăng nhanh.

{keywords}
Không được khắc phục sớm, viêm cầu thận cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Bệnh nhân viêm cầu thận cấp nên ăn như thế nào?

Người bệnh viêm cầu thận cấp cần hạn chế lượng protein ăn vào mỗi ngày để làm giảm gánh nặng cho thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là đề phòng ure trong máu tăng.

{keywords}
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng vào quá trình điều trị làm chậm bước tiến của bệnh

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: “Khẩu phần ăn đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp cần đủ năng lượng do chất đường và chất béo cung cấp để giảm giáng hóa đạm, hạn chế ure máu tăng, đồng thời nên hạn chế lượng đạm ăn vào mỗi ngày để giảm gánh nặng cho thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là để phòng ure trong máu tăng”.

Lượng đạm khuyến cáo đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp là khoảng 0,6-0,8g/kg cân nặng /ngày. Trong đó, tỷ lệ đạm nên sử dụng là đạm có giá trị sinh học cao như thịt, trứng, sữa... (chiếm ít nhất 50% tổng lượng đạm), nhưng kiểm soát về số lượng. Đối với chất béo, người bệnh cần đảm bảo 20-25% năng lượng cân đối giữa acid béo no và không no.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm cầu thận cấp cần đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Ăn nhạt khi có phù, tăng huyết áp. Nên bỏ hẳn ăn mỳ chính. Không nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như pho mát, các loại thịt đóng hộp, thịt muối hoặc thịt hun khói thường có lượng muối cao. Không thêm muối trong khi nấu ăn; Hạn chế nước khi có phù, đái ít hoặc vô niệu, hạn chế uống nước hay sử dụng súp, kem, các loại nước trái cây vì chúng chứa khá nhiều nước.

Một điều đặc biệt trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm cầu thận cấp là cần giảm kali và phospho. Bởi việc tăng kali quá mức do bệnh thận sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp tim nguy hiểm cho người bệnh. Còn nếu lượng phospho trong máu tăng lên có thể dẫn đến bệnh tim và xương.

Ngoài việc xây dựng và tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân viêm cầu thận cấp có thể sử dụng thêm các sản phẩm dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Một trong những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng là Nepro 1 của VitaDairy. Theo Thạc sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Doãn Thị Tường Vi: “Nepro 1 là sản phẩm dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao, với thành phần giảm protein, natri, kali, phospho, bổ sung vitamin, canxi, các yếu tố vi lượng, và các yếu tố tạo máu, không có Cholesterol, tốt cho tiêu hóa. Nepro 1 hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp, bệnh nhân suy thận chưa qua lọc máu”.

Rất nhiều bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng và cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm. Chị Thanh Bình (Tập thể Bách khoa – Hà Nội) cho biết: “Đợt vừa rồi bố mình có đi khám và phát hiện ra bị viêm cầu thận cấp, có được bác sĩ tư vấn chế độ ăn và bổ sung sản phẩm Nepro 1. Sau khi điều trị mình thấy bố khỏe hẳn ra, bệnh được kiểm soát tốt, đặc biệt ông tiêu hóa tốt hơn hẳn”.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối từ 3 tuần đến 1 tháng cho đến khi hết triệu chứng. Sau đó trở lại hoạt động từ từ ngay khi còn protein niệu và đái máu vi thể thường từ 6 tuần đến 2 tháng.

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết tại website: https://vitadairy.vn/ hoặc hotline: 1900 63 69 58

Lệ Thanh