Theo ông Hải, ca nhiễm đầu tiền là bệnh nhi V. (dân tộc Ba Na, 4 tuổi, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) đã tử vong lúc 2h30 sáng 5/7 do bạch hầu thanh quản ác tính tổn thương đa cơ quan.

Ngay khi phát hiện ca bệnh trên, ngành y tế Gia Lai đã gửi 24 mẫu bệnh của các trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhi V. đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, kết quả 9 mẫu dương tính với bệnh bạch hầu.

{keywords}
Ngành y tế Gia Lai phun khử trùng tại một khu dân cư để phòng bạch hầu

Trong 9 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu nêu trên có cha, mẹ của bệnh nhi V., những trường hợp còn lại là họ hàng, người quen trong xã Hải Yang.

“Việc bệnh nhi V. đã được tiêm vắc xin bạch hầu vào tháng 3/2018 nhưng vẫn nhiễm bệnh này là do tỉ lệ thành công chỉ đạt 80%”, một cán bộ Sở Y tế Gia Lai cho biết.

Như đã đưa tin, bệnh nhân V. có biểu hiện sốt, ho, đau họng, đến 6h ngày 3/7, bệnh nhân này được chuyển đến Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai và được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu.

V. cùng mẹ đến tỉnh Kon Tum (đến ngày 4/7/2020 Kon Tum có 22 ca nhiễm bạch hầu) vào ngày 28/6. Bệnh nhân này trước đó vào ngày 5/3/2018 đã được tiêm vắc xin phòng bạch hầu.

Mặc dù các bác sĩ tỉnh Gia Lai đã nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân V. đã tử vong lúc 2h30 sáng 5/7 do bạch hầu thanh quản ác tính tổn thương đa cơ quan.

Trùng Dương

26 ca mắc và 3 người chết vì bạch hầu, chuyên gia chỉ lỗ hổng nguy hiểm

26 ca mắc và 3 người chết vì bạch hầu, chuyên gia chỉ lỗ hổng nguy hiểm

Cả nước đã có 26 ca mắc bạch hầu, 3 trường hợp tử vong song hiểu biết của người dân về căn bệnh này rất hạn chế, nhiều chủ quan.