Viện Nghiên cứu Khoa học Đời sống Sơn Đông Yinfeng, Trung Quốc đang lưu trữ thi thể của 10 “khách hàng” và đã có ít nhất 60 người khác đặt cọc để được bảo quản xác sau khi mất.

Yinfeng hiện là một trong 4 trung tâm trữ lạnh thi thể trên thế giới chờ tiến bộ y học (phương pháp Cryonics) để hồi sinh. 3 trung tâm còn lại bao gồm: Viện KrioRus ở Nga, Trung tâm kéo dài sự sống Alcor và Viện Cryonics ở Michigan, Mỹ.

Trong đó Alcor đang lưu trữ tới 181 thi thể, Viện Cryonics lưu trữ 173 thi thể. Hầu hết thi thể được lưu trữ đều là trẻ em.

{keywords}

Những thùng thép không gỉ chứa ni tơ lỏng để bảo quản các thi thể khách hàng tại Viện Yinfeng

Tuy nhiên trong khi 3 viện tại Mỹ và Nga chỉ đơn thuần như nhà tang lễ đông lạnh thông thường, Viện Yinfeng muốn tạo ra một cuộc cách mạng trong kĩ thuật cấy ghép nội tạng cũng như các phương pháp điều trị khác.

Viện này cũng phối hợp với các bệnh viện và trường đại học lớn tại Trung Quốc để nghiên cứu sâu hơn về đông xác cũng như tác động của nhiệt độ thấp với cơ thể sống.

Du Hong, một nhà văn ở Trùng Khánh, trở thành người Trung Quốc đầu tiên được đông lạnh thi thể vào năm 2015 sau khi chết vì ung thư tuyến tụy. Thi thể của cô được bảo quản tại Trung tâm kéo dài sự sống Alcor.

Cùng năm đó, Viện nghiên cứu Yinfeng được thành lập, lôi kéo được giám đốc phản ứng lâm sàng Aaron Drake từ Alcor sang làm việc.

Ông này cho biết, 2 trung tâm đông lạnh thi thể của Mỹ không liên kết với bất kỳ cơ sở y tế nào, nó đơn thuần như nhà tang lễ chuyên cung cấp các quan tài đông lạnh cho khách hàng.

Nhưng với Yinfeng, Trung Quốc mong muốn trung tâm này không chỉ trữ lạnh thi thể đơn thuần mà phải mang lại lợi ích to lớn cho y khoa.

“Vì vậy chúng tôi phối hợp liên tục với bác sĩ phẫu thuật, gây mê, tim mạch. Đây là một dự án nghiên cứu rất lớn”, ông Drake chia sẻ.

Giám đốc phản ứng lâm sàng của Yinfeng dẫn chứng, ngành ghép tạng trên thế giới đang gặp hạn chế do liên quan đến giờ bảo quản tạng.

Đơn cử, một trái tim sau khi lấy khỏi cơ thể người hiến, chỉ có thể bảo quản tối đa 6 giờ. Đây là một thách thức rất lớn, nhất là khi khoảng cách địa lý giữa người cho và người nhận ở quá xa, đặc biệt với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc.

“Thử nghĩ xem nếu bạn có thể kéo dài thời gian bảo quản tim từ 6 tiếng thành 6 ngày thì mọi thứ sẽ dễ dàng thế nào. Trong thời gian này, quả tim được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh và tiếp tục được tưới máu liên tục. Trung Quốc là nước đầu tiên thực hiện và Yinfeng đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Họ có thể đi trước những nước khác vì áp dụng cách tiếp cận mới”, ông Drake khẳng định.

Cũng theo ông Drake, mỗi loại tạng sẽ cần có những kỹ thuật khác nhau để bảo quản. Một khi có các giải pháp bảo quản tất cả các tạng trong cơ thể, khi đó triển vọng hồi sinh toàn bộ cơ thể sẽ rất cao.

“Nó giống như cách bạn giải một bài toán phức tạp bằng cách chia nhỏ thành nhiều phần. Sau đó bạn ghép chúng lại với nhau để tìm ra đáp án”, ông nói.

Ngoài mục đích bảo quản thi thể đông lạnh, lưu trữ tạng ghép, Viện Yinfeng cũng áp dụng phương pháp làm lạnh bệnh nhân để điều trị bệnh đau tim, đột quỵ, chấn thương nặng.

Bệnh nhân đau tim, đột quỵ có thể được đưa vào phòng lạnh để hạ thân nhiệt chỉ huy, ngăn chặn tổn thương, trong khi những bệnh nhân bị đứt lìa tay chân sẽ được hạ nhiệt độ để chờ vận chuyển chi thể hiến tặng từ cơ sở y tế khác ở xa.

Ông nhận định, ý tưởng hồi sinh người chết vẫn còn xa nhưng hoàn toàn có triển vọng.

“Bây giờ ung thư, pakinson, bệnh não chưa thể chữa nhưng 100 năm nữa, nhờ tiến bộ y học những bệnh này có thể dễ dàng được chữa khỏi. Như đầu những năm 1900, con người tử vong vì đau tim, đột quỵ, cúm nhưng đến nay y học đã tìm ra cách chữa. Vậy nếu chúng ta có thể giúp bệnh nhân có nhiều thời gian hơn, một ngày nào đó họ cũng có thể chữa lành được ung thư và tiếp tục sống”, ông Drake tin tưởng.

Theo ông Drake, sở dĩ công nghệ đông xác ở Trung Quốc dù đi muộn hơn thế giới 50 năm nhưng nhanh chóng phát triển do không bị bó buộc bởi những quan niệm tôn giáo. Ở các nước phương Tây, người dân tin vào Chúa. Họ băn khoăn không biết việc đông lạnh thi thể có ý nghĩa gì không nếu như Chúa đã “sắp xếp” cho họ một việc khác sau khi chết.

Kĩ thuật đóng băng cơ thể Cryonics bao gồm nhiều khâu, cho phép bảo quản thi thể người chết ở nhiệt độ -196 độ C hoặc lạnh hơn trong các thùng thép lớn chứa ni tơ lỏng. Tuy nhiên trước khi khách hàng trút hơi thở cuối cùng, nhân viên tại các Trung tâm đông lạnh thi thể sẽ phải túc trực để chọn “thời điểm vàng”, đảm bảo oxy vẫn tiếp tục lưu thông, não không bị tổn thương.

Sau đó các thi thể này sẽ được xử lý qua 16 bước khác nhau, bao gồm rút toàn bộ dịch và máu ra khỏi cơ thể, thay bằng chất chống đông. Chi phí bảo quản các thi thể này cũng không hề rẻ, dao động 5-8 tỉ đồng cho 120 năm bảo quản.

M.Anh (Theo SCMP)

Lý giải nạn cướp thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Indonesia

Lý giải nạn cướp thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Indonesia

Hàng trăm người lao vào các trung tâm y tế để đưa thi thể của bệnh nhân nhiễm virus nCoV về nhà chôn theo truyền thống.