Không nên tập nặng trong vòng 2 giờ

Một số chuyên gia khuyên bạn nên bỏ qua buổi tập nặng trong 2 giờ trước và sau khi tiêm. Rob Simon, nhà dị ứng học và miễn dịch học, cho rằng vận động mạnh ngay sau khi tiêm có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của vắc xin.

{keywords}

Tiêm vắc xin đem lại nhiều lợi ích hơn các nguy cơ

Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, bạn muốn vắc xin đó đi từ cơ vào máu để tác động tới hệ miễn dịch. Khi bạn tập thể dục quá tích cực, nhịp tim có thể tăng lên làm tăng lưu lượng máu đến cơ, ảnh hưởng tới việc lưu thông của vắc xin. 

Ngoài ra, HLV thể hình Damien Evans nhận định cơ thể bạn đang làm việc "thêm giờ" sau khi tiêm vắc xin. Bất kỳ hoạt động cường độ cao nào cũng sẽ làm tăng thêm căng thẳng.

Tập thể dục là "căng thẳng tích cực cho cơ thể". Nhưng nếu cơ thể đã bị áp lực vì hệ miễn dịch đang hoạt động để xử lý vắc xin, tập luyện mạnh có nguy cơ gây hại nhiều hơn là có lợi.

Tập luyện 24 giờ trước tiêm có lợi cho sức khỏe

Một nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục 24 giờ trước khi tiêm có thể giúp vắc xin hiệu quả hơn. Để tăng cường khả năng miễn dịch, bạn nên tập thể dục và ngủ một giấc ngon trong 24 giờ trước khi tiêm. Điều này có thể đảm bảo phản ứng miễn dịch mạnh nhất xảy ra nhanh hết mức.

Tạp chí y khoa Lancet vào tháng 2 đăng tải kết luận những người tập thể dục cường độ vừa phải trước khi tiêm chủng cho thấy tỷ lệ hiệu quả cao hơn và nhiều kháng thể hơn.

Nên tập thể dục nhẹ sau khi tiêm vắc xin

{keywords}

Bạn nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng sau tiêm một thời gian. Ảnh minh họa: Discovery

Vài giờ sau khi tiêm, bạn cần tiếp tục theo dõi xem có các tác dụng phụ không. Nếu thấy bản thân khỏe mạnh, bạn hãy vận động nhẹ nhàng. HLV Evans cho rằng mọi người nên lắng nghe cơ thể mình và suy nghĩ thận trọng hơn về việc tập thể dục trong những ngày sau khi tiêm phòng.

Vị HLV này khuyến khích khách hàng đi dạo ngoài trời hoặc tham gia một lớp yoga nhẹ nhàng thay vì tập máy chạy bộ hoặc nâng tạ.

Cho cánh tay vận động

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên bạn nên cho cánh tay được tiêm vắc xin linh hoạt hơn. Nhờ đó, bạn có thể giảm bớt các cơn đau và sự khó chịu. Đây là lời khuyên phổ biến đối với bất kỳ loại vắc xin nào.

Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh cảnh báo không nên để cánh tay trì trệ sau khi tiêm: “Hãy tiếp tục vận động để máu có thể lưu thông”.

An Yên (Theo Bestlife)

Vắc xin Covid-19 Việt Nam đang tiêm có hiệu quả bảo vệ bao lâu?

Vắc xin Covid-19 Việt Nam đang tiêm có hiệu quả bảo vệ bao lâu?

Trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiêm 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Vậy vắc xin này có hiệu lực bảo vệ trong thời gian bao lâu?