Trước đó, tối 18/6, bệnh viện này tiếp nhận ông M.V. (51 tuổi, ngụ quận Liên Chiểu) trong tình trạng đau ngực dữ dội, sau đó đột ngột ngưng tim, ngưng thở ngay tại phòng cấp cứu.

Bệnh viện ngay lập tức kích hoạt cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nội viện và cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

Đồng thời, ê kíp trực cấp cứu tiến hành hồi sức tuần hoàn, hô hấp, liên tục ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện chuyển nhịp 4 lần, thở máy, vận mạch…Sau hơn 60 phút, bệnh nhân có tim trở lại.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào phòng can thiệp tim mạch để chụp mạch vành và can thiệp đặt stent.

{keywords}
Nam bệnh nhân được cứu sống sau 60 phút ngưng hô hấp tuần hoàn

ThS.BS Nguyễn Hồng Nam người trực tiếp thực hiện can thiệp cho biết: “Sau chụp DSA mạch vành cấp cứu, phát hiện người bệnh bị tắc cấp đoạn gần nhánh mũ của động mạch vành trái, ê kíp can thiệp đã cấp cứu khẩn đặt 1 stent và mạch máu được mở rộng tái thông trở lại ngay sau đó.”

Bệnh nhân sau đó được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực chống độc. Tại đây, các bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, đưa cơ thể vào trạng thái “ngủ đông” nhằm bảo vệ não, giảm tử vong và di chứng thần kinh sau ngừng tuần hoàn.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã ngừng thở máy và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

ThS.BS Phạm Hữu Huyền - Trưởng khoa Hồi sức tích của bệnh viện cho biết: “Nhồi máu cơ tim cấp có tỷ lệ tử vong rất cao dù đang ở trong bệnh viện. nếu có những dấu hiệu nguy cơ về sức khỏe, người dân cần đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời, tránh trường các trường hợp không may xảy ra”.

Hồ Giáp

Thanh niên ngưng tim, ngưng thở tỉnh dậy sau 3 ngày ngủ đông

Thanh niên ngưng tim, ngưng thở tỉnh dậy sau 3 ngày ngủ đông

Đang sửa mái tôn, anh T. bị điện giật ngã từ mái nhà xuống đất khiến ngưng tim, ngưng thở. Anh T. không bị gãy tay, chân, không bị chấn thương sọ não.