Ông Hari Shukla, 87 tuổi và vợ Ranjan, 83 tuổi, là những người đầu tiên trên thế giới được tiêm hai mũi vắc xin Pfizer / BioNTech.

Ông Shukla, chuyên gia người Anh về quan hệ chủng tộc, làm nên lịch sử y tế khi tham gia tiêm chủng hôm nay.

{keywords}

Ông Hari Shukla, 87 tuổi và vợ Ranjan, 83 tuổi. Ảnh: NHS

“Tôi hài lòng vì chúng tôi có cơ hội kết thúc đại dịch này. Tôi rất vui khi được thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách tiêm vắc xin. Tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là phải làm như vậy và làm bất cứ điều gì có thể”, ông Shukla chia sẻ.

Hai vợ chồng ông Shukla sẽ tiêm mũi đầu tiên trong hai lần tiêm vắc-xin Pfizer - BioNTech tại Bệnh viện Hoàng gia Victoria của Newcastle vào sáng 8/12. Tuần trước, Anh trở thành quốc gia đầu tiên ở phương Tây phê duyệt vắc xin Covid-19.

“Tiếp xúc với các nhân viên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), tôi biết tất cả đều làm việc chăm chỉ như thế nào. Tôi biết ơn tất cả những gì họ đã làm để đảm bảo cho chúng tôi an toàn trong đại dịch”, ông Shukla nói.

Ông Shukla là một trong số 400.000 người sẽ được tiêm ở vai, không phải cánh tay, như hầu hết các mũi tiêm khác. Ông là một trong những đối tượng được ưu tiên tham gia chiến dịch tiêm chủng tại 50 bệnh viện trên khắp nước Anh. Đó là những người trên 80 tuổi, sống hoặc làm việc tại nhà chăm sóc, nhân viên y tế có sức khỏe yếu hoặc công việc có nguy cơ cao.

{keywords}

Tiến sĩ Hari Shukla được trao Huân chương Hoàng gia Anh. Ảnh: Mirror 

Sinh ra ở Uganda, ông Shukla học tại Đại học Exeter. Sau đó, ông trở lại Anh để làm việc trong lĩnh vực quan hệ chủng tộc, đầu tiên là ở Scunthorpe, Lincolnshire. Ông chuyển đến Newcastle vào năm 1974 khi trở thành giám đốc của Hội đồng Bình đẳng chủng tộc Tyne and Wear.

Ông Shukla đã được trao các Huân chương cao quý của Vương quốc Anh như MBE, OBE và CBE cho những đóng góp cho xã hội. Năm 2018, ông đã xuất bản một cuốn sách “Nghệ thuật cho đi” về việc thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa các nhóm sắc tộc ở Newcastle. Cựu giáo viên cũng đã được vinh danh với tấm bằng “Anh hùng địa phương” cấp thành phố.

Sir Simon Stevens, Giám đốc điều hành NHS Anh, ca ngợi việc bắt đầu chương trình vắc xin là một bước ngoặt trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 đã gây ra cái chết của hơn 75.000 người trên khắp Vương quốc Anh, hơn 200.000 người phải vào viện điều trị.

“Việc triển khai vắc xin này đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến với đại dịch. Các chương trình tiêm chủng của NHS đã giúp khắc phục thành công bệnh lao, bại liệt và đậu mùa hiện chuyển trọng tâm sang virus nCoV”,ông Steven nói.

Giáo sư Stephen Powis, Giám đốc Y tế Quốc gia của NHS Anh, cảnh báo rằng việc triển khai vắc xin là “một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút” và sẽ mất nhiều tháng.

Các quan chức y tế của Anh cho rằng “việc triển khai vắc xin chỉ có tác động nhỏ trong việc giảm số lượng bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện trong ba tháng tới”.

An Yên (Theo Guardian)

Anh bước vào thời khắc lịch sử: Tiêm chủng đại trà vắc xin Covid-19 ngày 8/12

Anh bước vào thời khắc lịch sử: Tiêm chủng đại trà vắc xin Covid-19 ngày 8/12

Sau khi phê duyệt vắc xin Pfizer, Anh dự kiến sẽ tiêm chủng đại trà vào tuần này.