Mặc dù số người nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh tại Mỹ, nhưng Neville vẫn cảm thấy nhẹ nhõm khi nghĩ tới viễn cảnh sắp được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng hàng đầu tại quê nhà. Tuy nhiên, mọi thứ lại không như anh nghĩ.

“Tại Việt Nam, chính phủ khuyến cáo tất cả người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Mọi tòa nhà, doanh nghiệp, chung cư đều đặt sẵn dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Họ còn yêu cầu các hành khách trên chuyến bay của chúng tôi từ TP.HCM đến Đài Bắc phải đeo khẩu trang. Đứa con nhỏ 2 tuổi ngồi cạnh tôi cũng không phải là ngoại lệ”, Paul Neville kể lại.

Nhưng ngược lại, trên chuyến bay chủ yếu là công dân Mỹ của Paul Neville, không có tới một nửa số người chịu đeo khẩu trang cá nhân. Thậm chí, Paul Neville còn phải đứng giữa lối đi để nhắc nhở ba cô gái trẻ vì họ đang giả vờ ho để trêu đùa lẫn nhau. Anh đã đề nghị họ đeo khẩu trang, thế nhưng họ lại từ chối với vẻ dửng dưng trên khuôn mặt.

Khi máy bay sắp hạ cánh xuống Seattle, Neville mong đợi được thấy các nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Thành phố Seattle là vùng dịch đầu tiên trên đất Mỹ, nó chả khác nào Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý. Nhưng, đón tiếp anh chỉ là một quan chức bình thường của Cơ quan Hải quan. Người này cũng không đeo khẩu trang để bảo vệ mình.

“Tôi hỏi cô nhân viên đó vì sao không đeo khẩu trang, cô ầy còn tròn mắt ngạc nhiên và nói: “Vì ở đây không có một chiếc nào hết”. Thật sự là một thảm họa. Ai cũng biết Covid-19 cực kỳ dễ lây trong không khí. Chỉ cần người bệnh hắt hơi, những người xung quanh đã có khả năng phơi nhiễm. Việc thiếu hụt bộ xét nhiệm nCoV cũng rất đáng lo ngại”, Paul Neville bày tỏ.

Neville đã dần mất đi sự lạc quan của mình. Giờ đây, anh chỉ cảm thấy bất an về cách quê nhà đang chống lại Covid-19. Họ đang thiếu các biện pháp cứng rắn và triệt để như ở Châu Á. Neville lo sợ cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế đang sắp diễn ra ngay trên đất Mỹ.

{keywords}

Paul Neville (trái) cùng vợ và hai con ở sân bay tại TP HCM

Hàng trăm người chết mỗi ngày vì Covid-19 được báo cáo ở Italy, dù quốc gia này đã phong tỏa trên phạm vi toàn quốc. Nhiều người cho rằng, chỉ mất ba tuần để Seattle và một số thành phố lớn ở Mỹ đuổi kịp số người tử vong đáng báo động ở Italy.

“Tại Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong và Singapore, chỉ cần một người bị nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả khu dân cư và phong tỏa cả khu phố. Sau đó sẽ có một nhóm phản ứng nhanh tiến vào tiếp cận với người bệnh, đồng thời điều tra những người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân.

Bất chấp những nỗ lực trên, các quốc gia Châu Á này vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn Covid-19. Tôi không thể tưởng tượng được điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra ở Châu Âu trong tình trạng kiểm dịch lỏng lẻo như thế này”, Neville lo lắng nói.

Nhiều người vẫn chủ quan khi ngắm nhìn các con số thống kê. Họ không biết rằng có thể chỉ khoảng 1% số người mắc tử vong, nhưng tới 20% trong số đó sẽ bị tổn thương phổi vĩnh viễn. Sau cái chết của vài người nổi tiếng mắc Covid-19, sự cảnh giác của người dân Mỹ có tăng lên nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.

“Tôi không muốn hối tiếc khi đã trở lại quê nhà, nhưng thực sự Việt Nam đang là một nơi an toàn hơn vì họ đã làm rất tốt. Người Mỹ chẳng lẽ phải chờ đến khi số người nhiễm bệnh và tử vong vượt xa Trung Quốc, vượt cả tỷ lệ của Cúm mùa hàng năm thì mới thấy Covid-19 đáng sợ? Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là chung sức với nhau để tránh mọi thứ tồi tệ hơn”, Paul Neville bày tỏ.

Trường Giang (Theo Seattle Times)

Bác sĩ gốc Việt giữa tâm dịch Covid-19 ở Mỹ: Mỗi ngày đi làm như ra chiến trường!

Bác sĩ gốc Việt giữa tâm dịch Covid-19 ở Mỹ: Mỗi ngày đi làm như ra chiến trường!

"Khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác" - BS Trịnh Trang, New York, Mỹ.