Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản yêu cầu tất cả cả các cơ sở y tế trên cả nước tăng cường các biện pháp kiểm soát lây nhiễm Covid-19.

Yêu cầu này được đưa ra do rút kinh nghiệm từ bài học của Đà Nẵng, bùng phát ổ dịch ngay trong bệnh viện khiến nhiều bệnh nhân, người nhà, nhân viên y tế nhiễm bệnh.

Theo đánh giá, tình hình dịch vẫn đang diễn biến rất phức tạp, một số địa phương khác cũng đã xuất hiện các ca nhiễm liên quan đến vùng dịch Đà Nẵng và nhiều ca nhiễm chưa xác định được nguồn lây.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế rà soát, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch. Thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội trong bệnh viện giữa các khoa, phòng và các nhóm nhân viên y tế.

{keywords}

Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội thực hiện việc phân luồng, kiểm soát người chăm và thăm bệnh nhân. Ảnh: Lê Hảo

 

Đặc biệt, bố trí đủ nhân lực chăm sóc toàn diện người bệnh tại 3 khoa trọng điểm, gồm: Khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm hoặc bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp 1 tại các khoa lâm sàng khác.

“Tuyệt đối không để người nhà, người làm dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại 3 khoa này trong giai đoạn hiện nay”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Với những bệnh nhân đang điều trị ở những khoa, phòng khác, cần giảm tối đa người nhà hỗ trợ chăm sóc. Trong trường hợp thật cần thiết chỉ để lại một người.

Thực hiện khai báo y tế, kiểm soát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của người hỗ trợ chăm sóc như đeo khẩu trang, rửa tay trong suốt quá trình lưu lại bệnh viện.

Bộ cũng yêu cầu dừng toàn bộ việc thăm hỏi người bệnh nội trú trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, các cơ sở y tế phải đảm tất cả mọi người khi vào bệnh viện, khi vào các tòa nhà và các khoa phải mang khẩu trang và vệ sinh tay.

Thực hiện sàng lọc, cách ly và làm xét nghiệm chẩn đoán sớm ca bệnh nghi ngờ cho người bệnh, người nhà người bệnh.

Chủ động đánh giá nguy cơ lây nhiễm ở nhân viên y tế, người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ Covid-19, người đi từ vùng dịch về hoặc những người có triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp để phát hiện sớm, cách ly phù hợp theo quy định.

Mọi khoa lâm sàng phải có buồng cách ly để cách ly tạm thời người bệnh nghi nhiễm trong quá trình điều trị cho tới khi có kết quả xét nghiệm loại trừ.

Tăng cường các biện pháp thông khí, vệ sinh bề mặt (đặc biệt là các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay), quản lý chất thải đúng quy định tại các khoa phòng đặc biệt khu khám sàng lọc, khu cách ly, khu vệ sinh, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm. Bảo đảm giãn cách giường bệnh theo quy định.

Bảo đảm cung cấp đầy đủ và sử dụng đúng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt khi thực hiện các can thiệp trên người bệnh có tạo khí dung.

Thúy Hạnh

Tại sao bệnh nhân 951 tái dương sau 3 lần âm tính?

Tại sao bệnh nhân 951 tái dương sau 3 lần âm tính?

Trong những bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh, luôn có một tỷ lệ nhỏ có thể tái dương. Nhóm bệnh nhân từ Guinea Xích Đạo cũng không nằm ngoài tỷ lệ này.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.