BS Bùi Thị Thanh, khoa Nội hô hấp, BV Trung ương quân đội 108 (BV 108) cho biết, khoa đang điều trị cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hằng, 46 tuổi ở Nghệ An bị ung thư phổi nặng lên do tự ý bỏ điều trị.

Tháng 4/2019, chị Hằng thấy chân tay thường xuyên đau như dấu hiệu viêm khớp nên đến các bệnh viện để kiểm tra. Ban đầu, chị được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên sau 2 tháng điều trị kết hợp đông tây y, bệnh chị không đỡ mà ngày càng đau đớn hơn, chân không thể đi lại được.

Sau đó chị đến BV 108 thăm khám lại. Qua thăm khám, bác sĩ xác định chị bị ung thư phổi giai đoạn tiến triển, tế bào ung thư đã di căn đến xương, là nguyên nhân gây ra đau đớn ở chân.

Thời gian đầu điều trị, chị Hằng đáp ứng rất tốt với điều trị hóa chất, cân nặng tăng đều, các triệu chứng giảm rõ rệt, khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính cũng nhỏ lại.

{keywords}

Nữ bệnh nhân may mắn hồi phục sau 3 tháng tập Pháp luân công và chỉ ăn rau xanh để chữa ung thư

 

Tuy nhiên từ đầu năm 2020, khi cả nước phải thực hiện giãn cách về Covid-19, chị Hằng ở nhà tự mày mò đọc trên mạng thông tin về bệnh của mình.

Trong số các thông tin trôi nổi, chị tìm hiểu và tin tưởng vào phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc kết hợp tập các bài theo một giáo phái. Chị đã trực tiếp gặp gỡ trao đổi và tập cùng với một nhóm người tại địa phương 1 tuần 1 lần.

Dù được truyền miệng phương pháp này có thể chữa bách bệnh song càng ngày, chị Hằng càng thấy cơ thể mệt mỏi, cơ thể sụt tới 8 kg.

3 tháng sau, chị rơi vào tình trạng suy kiệt, được gia đình đưa tới BV 108 thăm khám lại.

BS Thanh cho biết, khi quay lại bệnh viện, bệnh tình của chị Hằng đã ở giai đoạn trầm trọng, khối u to trở lại, di căn. Ngay lập tức, chị Hằng được áp dụng phác đồ hoá chất để tiếp tục liệu trình. May mắn, đến thời điểm hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân đã tốt lên nhiều, cân nặng tăng dần.

Nghĩ lại quãng thời gian vừa qua, chị Hằng liên tục tự trách bản thân. Chị chia sẻ, chị chọn phương pháp tập luyện và ăn rau xanh chữa ung thư vì đã có hơn 1.000 người cùng tham gia vào nhóm.

“Tôi cũng là người cẩn thận nên đã cân nhắc rất kĩ những thông tin trên mạng. Do rất nhiều người chia sẻ về hiệu quả một cách nhiệt tình nên tôi tin theo. Tuy nhiên giờ tôi hiểu rằng, mỗi người một cơ địa, tình trạng bệnh khác nhau nên không thể có phương pháp chung cho tất cả. Khi bệnh nặng, cần phải điều trị bài bản bằng tây y và không nên để gián đoạn”, chị Hằng ân hận.

Theo BS Thanh, trường hợp chị Hằng chỉ là một trong số nhiều trường hợp bỏ ngang điều trị để tự chữa trị theo các phương pháp trên mạng chưa có cơ sở khoa học.

Rất nhiều bệnh nhân sau một thời gian điều trị bằng các biện pháp không đặc hiệu này, ung thư tiếp tục tiến triển, thể trạng yếu đi, suy kiệt và khi quay trở lại bệnh viện thì đã muộn.

Theo thống kê, có đến 30% bệnh nhân ung thư tử vong vì suy kiệt, suy dinh dưỡng trước khi tử vong vì căn bệnh ung thư. Đó là một điều rất đáng buồn.

“Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, chúng tôi rất hiểu và thông cảm với lo lắng của người bệnh. Song trên mạng hiện có rất nhiều thông tin không có cơ sở khoa học nhưng lại được viết rất thuyết phục, nhiều người làm theo rồi tiếp tục truyền miệng nên nhiều bệnh nhân ung thư sẵn sàng từ bỏ tây y để làm theo dù bác sĩ thuyết phục rất nhiều. Để đến khi quay lại, bệnh nhân đã bỏ đi cơ hội điều trị, cuộc sống có thể chỉ còn tính bằng tháng”, BS Thanh cho biết.

Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người Việt thường tin tưởng vào các phương pháp điều trị cổ truyền nên nhiều nhóm lợi ích đã mạo danh cổ truyền để lừa lọc tiền bạc và bán thuốc giả làm mất cơ hội điều trị hiệu quả của người bệnh.

Những nhóm lừa đảo thường có nhiều phương pháp tiếp cận người dân như điều trị miễn phí, điều trị đông y qua mạng không cần đến thăm khám, tiếp thị thuyết phục tại nhà, dùng hình mạo danh bệnh viện tới các địa phương tổ chức khám bệnh và bán thuốc…

Do đó người dân cần hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận những thông tin này. Khi mắc ung thư, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở y tế và tuân thủ tốt theo chỉ định của bác sĩ.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Giọng nói thay đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Giọng nói thay đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi

Nếu bị khàn giọng từ 3 tuần trở lên, bạn cần đến bệnh viện khám sàng lọc bởi đó là một dấu hiệu bất thường.