Giám đốc khoa học của Pfizer, Mikael Dolsten, cho biết phiên bản thứ hai của vắc xin ngừa Covid-19 đã được lên kế hoạch và có thể ra mắt vào năm tới.

Trước đó, Pfizer cho biết loại vắc xin đang phát triển với đối tác BioNTech SE của Đức có hiệu quả chống lại Covid-19 lên tới 90%. Họ hy vọng sẽ có dữ liệu an toàn ngay trong tuần tới để xin phép sử dụng khẩn cấp.

{keywords}

Tủ trữ lạnh của cơ sở Pfizer tại Bỉ

Tuy nhiên, có một số hạn chế với phiên bản đầu tiên trong đó có điều kiện phải được bảo quản ở âm 70 độ C. Ngay cả một số bệnh viện hàng đầu của Mỹ cũng không có kho chứa vắc xin phù hợp.

Dolsten cho biết Pfizer đã lên kế hoạch cho một loại vắc xin thế hệ thứ hai để giải quyết thách thức trên. Đó là sản phẩm dạng bột, công thức đông khô, có thể được hoàn nguyên trước khi tiêm, hoặc sử dụng qua đường hô hấp, tiêm vắc xin qua đường mũi.

Lợi ích chính của phiên bản này là không cần bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh như sản phẩm hiện tại - một yêu cầu bất thường đối với vắc xin.

Vắc xin dạng bột sẽ chỉ cần làm lạnh ở điều kiện tiêu chuẩn thay vì được bảo quản đông lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ chính xác không được đề cập tới.

Với phiên bản vắc xin đầu tiên, Pfizer đã chuẩn bị để vận chuyển trong điều kiện cần thiết. Nhà sản xuất thuốc lập một cơ sở phân phối tại bang Michigan (Mỹ) với 350 tủ đông lớn để chứa vắc xin khi chúng sẵn sàng xuất xưởng.

Mỗi thùng vận chuyển sẽ chứa đầy đá khô và 975 lọ vắc xin, mỗi lọ chứa năm liều, tổng cộng là 4.875 liều.

Mỗi ngày, sáu xe tải đưa vắc xin đến các hãng vận chuyển như FedEx, UPS hoặc DHL. Sản phẩm sẽ tới các bang ở Mỹ trong một đến hai ngày và các nước khác trong ba ngày. Công ty dự kiến có trung bình 20 chuyến hàng trên toàn thế giới mỗi ngày.

FedEx đã phải xin cấp phép đặc biệt để vận chuyển quá nhiều đá khô vì nguy cơ chuyển từ dạng rắn sang khí. Khi đến đích cuối cùng, các thùng hàng chỉ được phép mở trong thời gian ngắn, hai lần một ngày.

{keywords}

Phòng nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer tại Bỉ

Tháng trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã yêu cầu các bang xác định những địa điểm có thể bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm 70 độ C. Nhưng nhiều hệ thống bệnh viện lớn của Mỹ hiện không được trang bị các phương tiện bảo quản phù hợp.

"Chúng tôi là một trung tâm y tế lớn nhưng không có khả năng lưu trữ như vậy. Điều này xảy ra với tất cả mọi nơi. Đó là một trở ngại về mặt hậu cần", ông Gregory Poland, nhà virus học tại Phòng khám Mayo (bang Minnesota) chia sẻ.

Thách thức sẽ còn lớn hơn hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nơi họ không có cơ sở hạ tầng hoặc ngân sách để mở rộng quy mô cơ sở lưu trữ.

An Yên (Theo Daily Mail)

Mỹ dự định phân phối vắc xin ngừa Covid-19 vào tháng 12 với giá 39 USD

Mỹ dự định phân phối vắc xin ngừa Covid-19 vào tháng 12 với giá 39 USD

Nếu hãng dược Pfizer có các dữ liệu vắc xin an toàn cần thiết, Mỹ sẽ nhận được khoảng 20 triệu liều mỗi tháng.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.