Thời tiết thay đổi quá nhanh khiến cơ thể nhiều người không thích ứng kịp, gây ra nhiều chứng bệnh như chóng mặt, hoa mắt…

{keywords}
Phòng tránh chóng mặt do nắng nóng

 

Hiểu về nhiệt độ cơ thể

Ai cũng biết, nhiệt độ cơ thể trung bình nằm quanh mức 36-37 độ, nam giới thường có thân nhiệt thấp hơn nữ giới, trẻ em thì hơi cao hơn người lớn. Nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi lên xuống trong ngày, thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào nửa buổi chiều. Thân nhiệt cũng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như lên cao khi tham gia các hoạt động thể chất, ăn uống… xuống thấp khi mặc quần áo ướt, trúng mưa…

Tất cả thay đổi về nhiệt độ của cơ thể được vùng dưới đồi của não bộ điều hòa. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp như sau khi mưa ở miền Nam hay gặp đợt khí lạnh của miền Bắc, mạch máu ngoại biên co lại, cơ thể xảy ra phản ứng tạo ra nhiệt làm thân nhiệt tăng lên. Khi nhiệt độ bên ngoài lên cao như những lúc nắng nóng hiện nay, mạch máu sẽ giãn nở, cơ thể toát nhiều mồ hôi để hạ thân nhiệt.

Cách phòng và chữa chóng mặt do nắng nóng

Ngày hè, khi chúng ta đang đi ngoài đường nắng nóng khoảng 40 độ thì bất ngờ vào những nơi nhiệt độ lạnh sẽ dễ bị chóng mặt hoa mắt, thậm chí nặng thì khó thở, ngất xỉu. Khi đó, cơ thể đang có mức thân nhiệt cao, lỗ chân lông đang giãn nở, vào nơi nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến mạch máu co lại đột ngột, gây thiếu máu não nên chóng mặt, choáng váng là điều tất nhiên.

Nếu tránh nóng, chúng ta nên từ từ, đứng dưới mái hiên tầm 3-4 phút để thân nhiệt hạ xuống từ từ rồi hãy vào máy lạnh. Nếu đang nắng mà trời bỗng mưa, cơ thể bị hạ thân nhiệt đột ngột thì chúng ta phải mau chóng trú mưa hoặc tìm cách giữ ấm cơ thể. Không chỉ những ai di chuyển bằng xe máy, những người lưu thông ngoài đường bằng xe hơi cũng nên để ý độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong xe và ngoài trời để tránh sốc nhiệt.

Trong một số trường hợp hoa mắt, chóng mặt cần phải cắt cơn ngay bằng thuốc, bạn có thể nhờ sự tư vấn của dược sĩ và chọn Acetyl-DL-leucine để điều trị chóng mặt hiệu quả.

Người bệnh nên đọc kỹ toa thuốc, uống đủ liều, đủ thời gian, và nếu sử dụng liên tục trong 15 ngày mà bệnh lý chóng mặt không khỏi hoàn toàn, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

{keywords}
 

Vũ Minh