Tới ngày 19/4, trên thế giới đã có 2,3 triệu người nhiễm virus nCoV, hơn 160.000 người chết. Các chuyên gia cảnh báo, dịch Covid-19 có thể hủy hoại nặng nề những quốc gia có cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế yếu kém.

Nằm ở châu Phi, đất nước Nam Sudan có 12 triệu dân nhưng chỉ có tổng cộng 4 máy thở và 12 giường đáp ứng cho Khu Chăm sóc Tích cực (ICU). Như vậy, 3 triệu người dân mới có một máy thở.

Tình trạng này cũng phổ biến ở các nước nghèo như Burkina Faso (11 máy), Sierra Leone (13 máy), Cộng hòa Trung Phi (3 máy). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở 41 nước châu Phi có chưa tới 2.000 máy thở, trong đó có 10 nước không có máy nào.

{keywords}

Ma-nơ-canh y tế được lắp thiết bị hỗ trợ thở ở Anh

Tổ chức này cho hay, cứ 1 trong số 5 người nhiễm virus nCoV cần phải nhập viện. Các quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất trong đại dịch đang cố gắng để tìm kiếm thiết bị hỗ trợ thở, giúp bơm oxy vào máu.

Theo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Johns Hopkins, các bệnh viện của Mỹ có thể cần thêm nửa triệu máy thở khi lượng bệnh nhân Covid-19 được ồ ạt đưa vào phòng cấp cứu.

Vương quốc Anh, với 120.000 ca nhiễm bệnh, đang tìm thêm 18.000 máy thở. Italy, một trong những nước bị tác động mạnh mẽ nhất, vừa phân phối 2.700 máy tới các khu vực. Pháp đặt mục tiêu sản xuất 10.000 máy. Vào tháng 4, Đức gửi 50 máy cho Tây Ban Nha, 60 máy cho Anh.

Bác sĩ Alison Pittard, Trưởng khoa Y tế Chăm sóc Tích cực ở Anh, cho biết, khoảng 15-20% bệnh nhân Covid-19 nhập viện cần máy thở; 70% người vào Khu Chăm sóc Tích cực cần thiết bị này.

{keywords}

Nhân viên phòng xét nghiệm cho bệnh nhân nghi mắc Covid-19 ở Nam Sudan

Hiện nay, châu Phi có 20.000 ca Covid-19 (ngày 18/4) kể từ khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên vào 14/2.  

Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực châu Phi của WHO, nói rằng virus nCoV “không chỉ gây ra cái chết cho hàng nghìn người mà còn tàn phá nền kinh tế, xã hội”.

Hiện nay, phần lớn các nước châu Phi được nhận hỗ trợ đồ bảo hộ y tế, máy thở từ tổ chức của tỷ phú người Trung Quốc, Jack Ma.

Dù virus tấn công châu lục này khá chậm so với các khu vực khác trên thế giới, nhưng số bệnh nhân đang tăng nhanh chóng trong các tuần gần đây.

Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm lao, HIV, sốt rét và đái tháo đường cao cũng sẽ khiến việc chữa trị Covid-19 khó khăn hơn.

An Yên (Theo CNN)

Cuộc sống lặng lẽ trên châu lục duy nhất chưa có người nhiễm Covid-19

Cuộc sống lặng lẽ trên châu lục duy nhất chưa có người nhiễm Covid-19

Các nhà khoa học, quân nhân sống ở châu Nam Cực đã quen với cuộc sống cô lập và bảo vệ bản thân trước các dịch bệnh.