- Trong lúc ăn canh, người đàn ông 52 tuổi bị hóc xương cá. Tới bệnh viện địa phương, người này nói rõ các triệu chứng nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh.

Ông Nguyễn Văn Nam (52 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bị ho sặc sụa trong khi ăn canh cá. Sau đó ông thấy đau họng, tức ngực nên nghĩ đã hóc xương nên tới bệnh viện địa phương thăm khám.

Ông kể cho bác sĩ nghe mọi triệu chứng. Tuy nhiên, vị bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. 10 ngày sau, khi người mệt mỏi, khó thở, ông đã tới Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM điều trị.

{keywords}
Ông Nam sau khi được lấy mẩu xương cá ra ngoài

BS CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa tai - đầu mặt cổ cho hay, qua các xét nghiệm và nội soi phát hiện có chiếc xương cá lóc dài 1,5 cm, hình thù giống chiếc dù, mắc trong phổi người bệnh.

Xương cá nằm ở phế quản thùy dưới phổi phải, là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm và gây ứ khí. Để tránh các tổn thương cho phổi, các bác sĩ đã xoay đầu xương cá rồi mới lấy ra ngoài.

Theo BS Hồng, các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở của ông Nam, khi uống kháng sinh vào sẽ đỡ, sau đó lại tái diễn, dễ khiến các bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm.

Nếu dị vật vào thanh quản, đường thở bị bít lại, sẽ gây ho, khó thở, khàn tiếng, bứt rứt, vật vã, còn khi vào khí quản sẽ gây khó thở từng cơn. Dị vật khi vào phế quản gây khó thở, giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm.

"Có nhiều trường hợp người bệnh bị hóc dị vật, nhưng thăm khám bác sĩ không phát hiện ra, cho theo dõi lao phổi. Người bệnh vì thế phải uống thuốc kháng lao suốt 9 tháng nhưng tình trạng không biến chuyển. Tới khi nội soi mới phát hiện ra là do hóc dị vật" - vị Trưởng khoa BV Tai mũi họng TP.HCM chia sẻ.

Sai lầm khi chữa hóc dị vật bằng cách dân gian

Theo Phó GĐ BV Tai mũi họng Lê Trần Quang Minh, mọi lứa tuổi có thể bị hóc dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Với người lớn khi hóc dị vật thường bị bỏ qua.

Dị vật đường thở gồm các chất vô cơ (mảnh đồ nhựa, kim loại, cặp tóc) và chất hữu cơ (hạt ngô, hạt dưa, xương cá, thức ăn, đậu phộng).

{keywords}
Có trường hợp suýt chết khi nuốt cả vỏ bao phin thuốc

Nếu không được gắp ra sớm, dị vật gây ho, tức ngực, khó thở. Nếu nặng có thể gây nhiễm trùng, áp-xe, thậm chí có trường hợp tử vong.

BS Lê Trần Quang Minh nói thêm, khi hóc xương cá, nhiều người thường dùng tay cố móc ra, khạc liên tục, hoặc nuốt cục cơm lớn, miếng chuối, tuy nhiên, cách xử trí này rất nguy hiểm, có thể làm trầy xước niêm mạc họng.

"Khi xương đang mắc ở vị trí cao (với người chưa cắt amidan thì 60 - 70%, xương sẽ mắc chỗ này), sẽ dễ lấy nhưng khi nuốt cơm, chuối vào làm xương xuống sâu ở vùng hạ họng, thực quản và buộc phải nội soi để lấy ra ngoài" - vị Phó GĐ nói.

Để tránh trường hợp hóc dị vật đường thở, với trẻ em, không nên để trẻ đưa các vật và đồ chơi vào mồm ngậm và mút hoặc không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt lạc (đậu phộng), hạt na, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…

Với người lớn, không đùa giỡn khi đang ăn, và cần tránh ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.

Bé 8 tháng tuổi suýt chết vì xử trí sai cách của mẹ

Bé 8 tháng tuổi suýt chết vì xử trí sai cách của mẹ

Thấy con bọ cánh cam bay vào miệng con trai 8 tháng tuổi, người mẹ dùng tay bỏ vào miệng bé để lấy ra. Ai ngờ con côn trùng lại chui vào khí quản.

Bác sĩ phát hoảng với cây tăm nhang trong tai cụ ông suốt 1 năm

Bác sĩ phát hoảng với cây tăm nhang trong tai cụ ông suốt 1 năm

 Trong lúc cụ ông 73 tuổi ở Long An đang lấy cây tăm nhang ngoáy vào lỗ rò luân nhĩ ở tai, người cháu ngoại chạy tới vỗ mạnh vào tay khiến đoạn tăm chui tọt vào tai.

Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai

Cha mẹ lơ là, bé trai 2 tuổi bị kéo cắm ngập vào tai

Thấy lũ trẻ gọi thất thanh, chị Mai vội chạy vào nhà thì nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng: Chiếc kéo hoen gỉ đã đâm sâu vào tai con trai của mình.

Văn Đức