- Việc đàm phán trong đấu thầu các loại thuốc được dùng nhiều, bản quyền gần hết hạn, biệt dược có thể giảm đến 50% mức giá, giảm chi phí thuốc.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị triển khai kết quả đấu thầu thuốc tập trung cấp Quốc gia năm 2017 vào hôm nay.

Theo Bộ trưởng Tiến, lĩnh vực đấu thầu thuốc trước đây có những tồn tại, hạn chế như chênh lệch giá thuốc giữa các vùng miền, ngay giữa các bệnh viện, giá thuốc nhảy múa, các đơn vị cung cấp thuốc “tát nước theo mưa”…

Trong lần đầu thực hiện đấu thầu tập trung cấp quốc gia đã giúp tiết kiệm được 477 tỷ đồng. Cụ thể, tổng giá trị gói thầu tham gia đấu thầu tập trung là 2.746 tỷ, trong khi giá trúng thầu còn 2.269 tỷ.

{keywords}
Nhiều bệnh viện, địa phương còn lúng túng trong đấu thầu thuốc tập trung

Kết quả đấu thầu sẽ được triển khai trong thời gian tới với 5 hoạt chất 22 mặt hàng thuốc bao gồm 5 thuốc biệt dược và 17 thuốc generic, đủ cung cấp cho toàn quốc trong 2 năm.

Bộ trưởng Tiến nói quá trình tổ chức đấu thầu tập trung được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch.

Với những loại thuốc được dùng nhiều, bản quyền gần hết hạn, biệt dược, việc đàm phán có thể giảm đến 50% mức giá, giúp giảm được chi phí giá thuốc trong tổng giá dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế nhận định, do đây là lần đầu tiên Bộ Y tế thực hiện đấu thầu tập trung cấp quốc gia do đó các nội dung liên quan về pháp chế, kỹ thuật, khả năng cung ứng của nhà thầu, việc vận dụng triển khai tại các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Đơn cử như bệnh viện Chợ Rẫy, có trường hợp thuốc đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuốc phục vụ nhu cầu 12 tháng nhưng khi tổ chức đấu thầu lại không có nhà thầu tham dự hoặc không đủ điều kiện công nhận trúng thầu.

Tới khi bệnh nhân cần thuốc thì BV phải mua gấp bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn.

Đối với 1 số loại thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc có số lượng sử dụng ít không có sẵn nhà cung cấp trong nước, khi bệnh viện cần đa phần không mua sắm được, do quy định về giấy phép nhập khẩu…

Bên cạnh đó là những phiền toái liên quan có thể xảy đến khi những đơn vị bị rớt thầu khiếu kiện, khiếu nại.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết sẽ thực hiện đấu thầu thuốc tập trung một cách công khai minh bạch, tuân thủ hành lang pháp lý, không để những hiện tượng 'nọ kia' tồn tại trong đấu thầu.

Đấu thầu thuốc tập trung: Kỳ vọng chấm dứt hỗn loạn dược phẩm

Đấu thầu thuốc tập trung: Kỳ vọng chấm dứt hỗn loạn dược phẩm

Vụ VN Pharma xảy ra là cái mốc thúc đẩy ngành dược phải chấm dứt được sự hỗn loạn của thị trường thuốc hiện nay. Đấu thầu tập trung quốc gia là một giải pháp. Ông Phạm Lương Sơn, Phó TGĐ BHXH VN chia sẻ.

Đấu thầu thuốc: Lỗ hổng của thị trường dược

Đấu thầu thuốc: Lỗ hổng của thị trường dược

Chỉ khi những câu chuyện và tình tiết cụ thể tại Tòa án được làm rõ, thì những nhức nhối: thuốc giả - thuốc kém chất lượng; kê khống giá thuốc; hối lộ… mới được hé lộ phần nào.

Bộ Y tế lên phương án đấu thầu thuốc quốc gia

Bộ Y tế lên phương án đấu thầu thuốc quốc gia

Hiện đã có 53 tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu thuốc tập trung, trong năm nay Bộ Y tế sẽ mở rộng phạm vi trên toàn quốc.

Đấu thầu tiết kiệm 477 tỷ, giá thuốc giảm

Đấu thầu tiết kiệm 477 tỷ, giá thuốc giảm

So với giá chào thầu ban đầu, giá thuốc trong các gói đấu thầu tập trung quốc gia giảm 17%, giúp tiết kiệm 477 tỷ đồng.

Bộ Y tế yêu cầu 19 sở, bệnh viện kiểm tra việc đấu thầu thiết bị

Bộ Y tế yêu cầu 19 sở, bệnh viện kiểm tra việc đấu thầu thiết bị

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế 7 tỉnh, thành cùng 12 bệnh viện rà soát, kiểm tra việc đấu thầu mua sắm và khai thác sử dụng trang thiết bị y tế.

Văn Đức