Bệnh nhân nam giới, 20 tuổi, địa chỉ ở Thanh Hóa, tạm trú ở Hà Nội, được BV tuyến dưới chuyển tới Khoa Cấp cứu - BV Bạch Mai nửa đêm ngày 22/6 với chẩn đoán “Hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện nghi do sốc phản vệ”.

Theo bạn bè bệnh nhân kể, khoảng vài tuần nay bệnh nhân có than phiền rằng thường xuyên đau đầu vùng thái dương hai bên sau khi bị ngã va đầu. Khoảng 1 tuần nay, đau đầu nhiều hơn, kèm theo có sốt cao và đau mỏi cơ toàn thân.

Khoảng 4 ngày gần đây, vì sốt và đau mỏi cơ toàn thân nhiều quá, bệnh nhân đã tới phòng khám gần nơi cư trú để truyền dịch, mỗi ngày truyền 1 đến 2 chai dung dịch NaCl 0,9% (500 ml). Tối qua, bệnh nhân cảm thấy mệt nhiều vì sốt, đau đầu và đau mỏi cơ toàn thân, lại tới phòng khám để truyền thêm chai dung dịch hoa quả.

Ngay sau khi truyền xong, bệnh nhân đột ngột duỗi cứng và hôn mê sâu, được phòng khám xử trí như là một sốc phản vệ và nhanh chóng đưa bệnh nhân vào BV tuyến huyện để cấp cứu. Khi vào tới BV, bệnh nhân ở trong tình trạng ngừng tuần hoàn (hôn mê, tím tái toàn thân, ngừng thở, mạch bẹn mất…). Ngay lập tức các bác sĩ trực đã hồi sinh tim phổi khoảng 20 phút thì tim đập lại.

{keywords}

Ảnh minh họa

Đến nửa đêm cùng ngày, bệnh nhân được chuyển tới khoa Cấp cứu A9 - BV Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu (GCS: 3 điểm), được bóp bóng có oxy qua ống nội khí quản, mạch nhanh (120 lần/phút), huyết áp ổn định (140/80 mmHg, đang được truyền adrenalin đường tĩnh mạch), đồng tử hai bên mắt giãn tối đa (5 mm) và không còn phản xạ với ánh sáng.

Tại khoa Cấp cứu A9, sau khi đánh giá tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ trực nhận định đây là một trường hợp hôn mê sau ngừng tuần hoàn, nguyên nhân ngừng tuần hoàn thì chưa rõ. Tuy nhiên, qua khai thác bệnh sử các bác sĩ nhận định có thể bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn do sốc phản vệ hoặc do rối loạn nhịp tim nguy hiểm vì viêm cơ tim cấp hoặc do chảy máu trong não sau chấn thương.

Cho dù bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì các bác sĩ vẫn thống nhất phải tìm cách cứu bệnh nhân đến cùng vì tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ. Trước khi tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu (33 độ C) thì điều tiên quyết là phải loại trừ được các tổn thương não thực thể, ví dụ như chảy máu não, thì mới hy vọng có hiệu quả.

Một điều thật sự buồn đối với các bác sĩ, với cả gia đình và bạn bè của bệnh nhân rằng kết quả phim chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy hình ảnh tụ máu dưới màng cứng bán cấp rất lớn ở bán cầu đại não trái, máu tụ dưới màng cứng đã gây một hiệu ứng khối lên toàn bộ não và gây phù não rất mạnh làm tụt kẹt các thùy não. Chính điều này là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn.

Theo BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai, đã có rất nhiều cảnh báo về triệu chứng đau đầu, nhất là các dạng đau đầu nguy hiểm, đau đầu sau chấn thương, dù chấn thương nhẹ hay nặng. Nếu chủ quan, lơ là không đi khám đúng chuyên khoa hoặc không được chụp phim cắt lớp vi tính sọ não để xác định hoặc loại trừ nguyên nhân thì hệ lụy để lại rất nặng nề.

Hầu hết chấn thương vùng đầu thường nhẹ mà không cần theo dõi chuyên khoa hoặc nhập viện điều trị. Tuy nhiên, ngay cả các chấn thương nhẹ vẫn có thể gây ra các triệu chứng mạn tính dai dẳng như đau đầu, khó tập trung, và bạn có thể phải mất một thời gian tránh các hoạt động bình thường để có thể nghỉ ngơi đầy đủ nhằm tạo thuận cho việc phục hồi hoàn toàn.

Hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương nơi bạn sống nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây biểu hiện rõ ràng bởi vì chúng có thể cho biết một chấn thương đầu nghiêm trọng hơn.

Người lớn

- Chảy máu nhiều vùng đầu hay mặt

- Chảy máu hay rỉ dịch ra từ mũi hay tai

- Đau đầu nhiều

- Thay đổi ý thức trong vòng nhiều hơn một vài giây

- Xuất hiện vết xanh tím dưới mắt hay sau tai

- Ngừng thở

- Lo lắng, bồn chồn

- Mất thăng bằng

- Yếu hay liệt một tay hay chân

- Kích thước đồng tử bất thường

- Nói nhảm

- Co giật

Trẻ em

- Bất cứ triệu chứng nào giống người lớn

- Khóc dai dẳng

- Bỏ bú, bỏ ăn

- Thấy khối phồng ở phía trước đầu (trẻ sơ sinh)

- Nôn nhiều

Nếu xảy ra chấn thương đầu nặng

- Giữ nạn nhân bất động: cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút. Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết, và tránh di động cổ. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo bỏ mũ ra.

- Cầm máu: sử dụng gạc vô trùng hay vải sạch băng ép vết thương. Nếu nghi ngờ vỡ xương sọ thì không băng ép trực tiếp lên vết thương.

Đầu đụng trần nhà, 2 ngày mới biết bị nứt sọ, tụ máu não

Đầu đụng trần nhà, 2 ngày mới biết bị nứt sọ, tụ máu não

Thấy nôn ói nhiều, hai chân yếu đi, ông T. được người nhà đưa đi cấp cứu thì biết bị nứt sọ, có máu tụ trong não.

Đau đầu từng cơn, thiếu nữ bất ngờ phát hiện dị dạng mạch não

Đau đầu từng cơn, thiếu nữ bất ngờ phát hiện dị dạng mạch não

Một bé gái 16 tuổi khoẻ mạnh, thỉnh thoảng có biểu hiện đau đầu từng cơn, đột ngột xuất hiện yếu nửa người mức độ tăng dần...

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.

Đau đỉnh đầu nhiều năm, mạch não có thể phình to sắp vỡ

Đau đỉnh đầu nhiều năm, mạch não có thể phình to sắp vỡ

Chị P. thường xuyên đau đỉnh đầu 6 năm liền. Khi chụp mạch, các bác sĩ phát hiện động mạch não đã phình to như quả nho, nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.

Theo Tiền phong