- Bước đầu xác định 2 cán bộ y tế của BV Tâm thần TƯ 1 đã tiếp tay làm giả hồ sơ bệnh án cho một số đối tượng để trốn án.

 

 

Cuối giờ chiều nay, Bộ Y tế có cuộc họp khẩn với lãnh đạo các cục, vụ và một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn Hà Nội để làm rõ thông tin bệnh viện làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để giúp các đối tượng trốn án.

Thực tế, Lê Thanh Tùng (32 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) – một đối tượng cộm cán, cầm đầu nhóm đối tượng gây ra vụ án cố ý gây thương tích, có tính chất băng nhóm thanh toán lẫn nhau đã xuất trình bệnh án với kết luận “tâm thần phân liệt thể hoang tưởng” giả mạo.

Qua điều tra xác định, với số tiền 85 triệu đồng, Tùng đã có được hồ sơ bệnh án nói trên.

{keywords}
Một số đối tượng phạm tội mua hồ sơ bệnh án tâm thần giả để đối phó với cơ quan pháp luật


Lãnh đạo BV Tâm thần TƯ 1 cho biết, từ ngày 26/7 vừa qua, BV nhận được công văn của Cơ quan CSĐT, Công an TP.Hà Nội đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra lại 94 hồ sơ của bệnh nhân đã điều trị tại BV.

Ngay sau đó, BV đã kiểm tra kỹ 94 hồ sơ nói trên và hiện vẫn đang cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra để rà soát lại xem có bệnh án giả mạo hay không.

Trước đó vào ngày 12/6, BV nhận được thông báo số 53 và 54 của Cơ quan CSĐT, Công an TP.Hà Nội về việc khởi tố bắt bị can tạm giam phục vụ điều tra với 2 viên chức của BV này là: BSCK 2 Thân Thái Phong, Phó Trưởng khoa tâm thần người cao tuổi và ông Nguyễn Tuấn Sơn, kỹ thuật viên trưởng Khoa Dinh dưỡng.

BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết, sau khi nhận được thông báo 1 ngày, BV đã có quyết định tạm hoãn hợp đồng làm việc 3 tháng đối với ông Sơn và ông Phong.

Qua vụ án, Công an TP Hà Nội nhận thấy, hành vi của các đối tượng phạm tội không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn góp phần bao che, tiếp tay, tạo điều kiện để tội phạm lộng hành, trốn tránh việc bị xử lý, gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử, gây nguy hại cho xã hội, bức xúc trong dư luận xã hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, quan điểm của Bộ là xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ để vi phạm pháp luật. Đề nghị các cơ quan tư pháp xử lý đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.

Bộ Y tế nhấn mạnh, công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần được pháp luật quy định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

Kết luận giám định đúng đắn giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trước thực trạng có những đối tượng phạm tội dùng mọi thủ đoạn để mua, làm giấy xác nhận bị bệnh, giả bệnh tâm thần để đối phó cơ quan pháp luật, Bộ Y tế yêu cầu các bác sĩ, giám định viên pháp y, pháp y tâm thần càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, không để vật chất hoặc các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến kết luận giám định.

Những trường hợp khó kết luận, cần tổ chức hội chẩn để đưa ra kết luận đúng đắn, chính xác.

Cùng đó, Bộ Y tế yêu cầu các Cục, Vụ, đơn vị liên quan, các bệnh viện chuyên ngành Tâm thần rà soát quy trình, thủ tục chuyên môn liên quan đến chẩn đoán, giám định bệnh án tâm thần.

Thúy Hạnh

Chủ quan với mất ngủ, vào viện tâm thần như chơi

Chủ quan với mất ngủ, vào viện tâm thần như chơi

Nhiều người đau đầu, mất ngủ triền miên nhưng chủ quan chỉ uống thuốc mất ngủ mà không hề nghĩ đến trầm cảm.

Gần 14 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần

Gần 14 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần

Gần 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến. Gần 1/5 trong số này mắc các rối loạn tâm thần nặng.

‘Hotgirl’ Bella đang điều trị tâm thần tại Hà Nội

‘Hotgirl’ Bella đang điều trị tâm thần tại Hà Nội

“Hotgirl” Bella đã được chuyển đến BV Tâm thần TƯ 1 để điều trị với các dấu hiệu rối loạn tâm thần.

Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng là gì?

Tâm thần phân liệt hoang tưởng được coi là bệnh tâm thần phổ biến nhất. Đây là loại rối loạn tâm thần, có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành xử. 

Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt giai đoạn đầu thường được nhận biết bằng sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng, có thể bắt đầu từ nhẹ rồi nặng dần theo thời gian.

Bé 14 tuổi vào viện tâm thần vì nghiện nặng Facebook

Bé 14 tuổi vào viện tâm thần vì nghiện nặng Facebook

Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai “mày phải chơi đi”.