Nhập viện trong tình trạng bùn lấp đầy túi mật có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân L.M.T, 48 tuổi đã được điều trị bảo tồn túi mật thành công sau 3 tháng kiên trì tuân thủ theo đúng phác đồ của PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành.

Suýt mất túi mật vì chẩn đoán nhầm

Bùn túi mật, còn được gọi là bùn mật, là một hỗn dịch bao gồm các hạt calci bilirubinate, các tinh thể cholesterol và chất nhầy, có thể hình thành nên các viên sỏi cholesterol. Trong đa số trường hợp, bùn mật không tạo thành sỏi mật và có thể dễ dàng được hòa tan trong túi mật. Tuy nhiên, có những trường hợp bùn túi mật đặc lắng đọng lại túi mật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

{keywords}

Túi mật có chức năng quan trọng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi túi mật có bùn, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng gây hại cho sức khỏe người bệnh

Nhầm triệu chứng gặp phải là do bệnh dạ dày, trường hợp bệnh nhân L.M.T, 48 tuổi (Hải Dương) cho biết: “Tôi thường có dấu hiệu đầy hơi, trướng bụng, ăn rất chậm tiêu, buồn nôn, triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tháng thì nghĩ mình bị bệnh dạ dày, nên đi thăm khám ở một bệnh viện nhưng nội soi dạ dày thực quản không có bất thường gì, khi siêu âm ổ bụng ban đầu bác sĩ nói tôi bị u túi mật cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Cầm tờ kết quả trên tay tôi hoang mang lo lắng 1 phần nghĩ về chi phí phẫu thuật, phần lại lo u có thể ác tính.”

Thở phào khi “gặp thầy gặp thuốc”

Khi đến bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân T được PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia gan mật bệnh viện Thu Cúc trực tiếp thăm khám. Từ kết quả xét nghiệm và siêu âm, giáo sư Thành nhận định: “Bệnh nhân T bị bùn mật lấp toàn bộ túi mật nên gây nhầm lẫn u túi mật, thực tế đây là trường hợp đặc biệt. Đồng thời, bệnh nhân còn có phát hiện bị viêm gan B mạn tính đang trong giai đoạn hoạt động cần điều trị.”

Với kinh nghiệm 40 năm thăm khám và điều trị các bệnh lý gan mật, không vội chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, giáo sư Thành cho biết: “Cắt túi mật tuy là thủ thuật đơn giản, người bệnh không có túi mật vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng một số trường hợp gây ra biến chứng về vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, vì vậy tốt nhất cần áp dụng mọi biện pháp để bảo tồn túi mật đồng thời kết hợp điều trị viêm gan B mạn tính bảo vệ sức khỏe lá gan.”

Trong điều trị bùn túi mật, mục tiêu điều trị bảo tồn túi mật, giáo sư Thành chỉ định dùng thuốc tác động khiến bùn loãng ra và trôi xuống đường tiêu hóa, kích thích dịch mật tái tạo trở lại, đồng thời người bệnh được tư vấn chế độ ăn uống riêng, khuyến khích người bệnh uống nhiều nước và sinh hoạt điều độ. Sau 3 tháng điều trị, kết quả thăm khám cho hình ảnh túi mật rõ, sau 6 tháng hoàn toàn sạch bùn trong túi mật.

{keywords}

Kết quả siêu âm trước và sau khi điều trị bùn túi mật của bệnh nhân L.M.T

Đồng thời trong khoảng thời gian điều trị bùn túi mật, bệnh nhân T được chỉ định phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính, anh T chia sẻ: “Lúc nghe bác sĩ nói kết quả tôi mắc bùn túi mật không phải u túi mật cảm thấy nhẹ cả người, cảm giác như được cứu sống. Từ khi điều trị với giáo sư Thành tôi tuyệt đối tuân thủ về chế độ sinh hoạt không ăn chất béo bão hòa, không sử dụng rượu bia, bỏ thuốc lá. Sau 6 tháng tình trạng sức khỏe của tôi ổn định hơn hẳn, thật may vì không phải phẫu thuật.”.

Hiện tại bệnh nhân T vẫn đang tiếp tục điều trị viêm gan B mạn tính với PGS. TS Nguyễn Xuân và đã đạt được hiệu quả tốt, tải lượng virus giảm đáng kể và tình trạng sức khỏe tiến triển rất tốt.

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thành: “Bùn túi mật tuy không khó điều trị nhưng dễ tái phát, bệnh có thể gây nên những trường hợp viêm túi mật cấp thậm chí có thể gây nên biến chứng viêm mủ, áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại tử và thủng túi mật,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, khi điều trị khỏi bùn túi mật, người bệnh cần kết hợp phòng ngừa bùn túi mật tái phát bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt. Để phòng ngừa bùn túi mật, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tái khám định kì 6 tháng 1 lần để được siêu âm kiểm tra túi mật phòng ngừa tái phát gây biến chứng nguy hiểm.

{keywords}

PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

- Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật.

- Bổ sung đường bột và chất xơ: đường bột là loại thức ăn rất dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến sự bài tiết mật còn chất xơ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tránh táo bón.

- Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

- Vận động vừa sức: vận động sẽ làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật…

Mọi thông tin chi tiết về khám, điều trị các bệnh lý gan mật với PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám: 1900 55 88 96

Minh Tuấn