Ủy ban châu Âu vừa chấp thuận cho công ty sinh học Carmat ở Pháp được phép bán thương mại sản phẩm tim nhân tạo có tên Aseson ra thị trường từ quý 2 năm nay.

Sản phẩm này được nghiên cứu sản xuất suốt 27 năm qua, bắt nguồn từ ý tưởng của bác sĩ phẫu thuật và nhà phát minh van tim Alain Carpentier.

Quả tim nhân tạo có trọng lượng khoảng 900g (gấp 3 lần tim thật), có kết cấu và hình dáng như tim người nhưng được thiết kế trên vật liệu sinh học, có cảm biến cho phép điều tiết lượng máu theo nhu cầu. Quả tim chạy bằng pin, gắn gọn nhẹ ngoài cơ thể.

{keywords}

Cận cảnh quả tim nhân tạo của công ty Carmat

Ông Stephane Piat, Giám đốc điều hành công ty Carmat cho biết, tim nhân tạo với nhiều năm tuổi thọ có thể thay thế tim thật ở những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có chỉ định ghép tim. Tuy nhiên, hiện Uỷ ban Châu Âu chưa chấp thuận tim nhân tạo là thiết bị cấy ghép vĩnh viễn.

Công ty Carmat cho biết, trong năm 2021 có thể sản xuất 10 quả tim nhân tạo mỗi tháng, sau đó công suất có thể tăng lên theo nhu cầu.

Tim nhân tạo của công ty Carmat có giá 150.000 Euro (tương đương hơn 4,2 tỷ đồng). Đây là mức giá tương đối cao, không phải bệnh nhân và quỹ phúc lợi nào cũng có thể tiếp cận.

{keywords}

Trong các thử nghiệm trước đây, từng có bệnh nhân tử vong khi sử dụng tim nhân tạo của Carmat, tuy nhiên vị CEO của công ty này cho biết, các thử nghiệm sau này đã thành công 100%.

Công ty của Pháp cũng đang khởi động một nghiên cứu tại Mỹ với hy vọng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của nước này cấp phép cho thiết bị tim nhân tạo vào năm 2024.

Tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, tình trạng thiếu người hiến tặng để ghép tim phổ biến tại nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng 5 nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italy, mỗi năm có khoảng 2.000 bệnh nhân chờ ghép tim.

M.Anh (theo Ezrport)

Bên còn bên mất, thanh niên Hà Nội được thay tinh hoàn nhân tạo

Bên còn bên mất, thanh niên Hà Nội được thay tinh hoàn nhân tạo

Ở độ tuổi 20, chàng trai trẻ luôn tự ti, rơi vào trầm cảm khi “vũ khí” của mình chỉ còn một bên “đạn”.