{keywords}
 

Không thể nhìn mặt mà bắt hình dong, thế nhưng một khuôn mặt xinh đẹp luôn tạo được thiện cảm trong lần đầu gặp mặt. Đây là lý do mỗi người đều có mong muốn sở hữu một gương mặt ưa nhìn.

Bên cạnh các dịch vụ làm đẹp khác, tạo hình vùng cằm là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người quan tâm. Trong đó, 2 kỹ thuật phổ biến là tiêm filler cằm và độn cằm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ để phân biệt và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Phương pháp tiêm filler làm đầy

Trước tiên, tiêm filler cằm và độn cằm là 2 trong số những kỹ thuật tạo hình vùng cằm với mục đích làm tăng khối lượng và kích thước (độ nhỏ, độ dài) cho vùng cằm. Hai kỹ thuật này thường được áp dụng cho những người có thiếu hụt cằm (cằm lẹm, ngắn) hoặc để cải thiện đường viền khuôn mặt (mặt vuông, hàm bạnh,…).

Filler là chất làm đầy không vĩnh viễn, có thành phần Hyaluronic Acid (HA). Đây là một phân tử nước tự nhiên tồn tại trong hầu hết tất cả các sinh vật sống. HA liên kết với nước, có thể hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc ở các bộ phận chuyển động của cơ thể như khớp, hỗ trợ việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và điều chỉnh cân bằng nước trong da. Đặc điểm của thành phần HA trong chất làm đầy filler, được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ thường có mức độ tương thích khá cao với cơ thể.

Theo đó, tiêm filler cằm là thủ thuật nhẹ nhàng, không phẫu thuật, không động chạm tới dao kéo, do đó khách hàng cũng không mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Kết quả cũng được thấy rõ ngay sau khi thực hiện thẩm mỹ. Nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, kỹ thuật này nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và tay nghề cao.

{keywords}
 

Kỹ thuật tiêm filler cũng có một vài nhược điểm, đó là: chỉ bồi phụ được phần mềm, không tạo được hình thể, khối lượng tiêm có giới hạn, kết quả chỉ được tạm thời (trong khoảng từ 6 tháng - 2 năm).

Phương pháp phẫu thuật độn cằm

Khác với tiêm filler cằm, độn cằm là kỹ thuật sử dụng các chất liệu như chất bôi trơn - silicon, chất bán sinh học như medpor, goretex,… hay chất liệu tự thân như xương sườn, xương mào chậu,… để độn vào vùng cằm với mục đích tăng độ nhô, chiều dài và khối lượng bờ viền xương hàm. Nhờ sử dụng các chất liệu có tính bền, kỹ thuật độn cằm có thể đem tới kết quả lâu dài.

Đặc biệt, bác sĩ thẩm mỹ có thể dễ dàng tạo được hình dáng khuôn cằm theo mong muốn của từng khách hàng với kỹ thuật này.

Theo các chuyên gia Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ - Thẩm mỹ quốc tế Koko, sau khi thực hiện độn cằm, khách hàng cần có thời gian nghỉ dưỡng từ 3 - 5 ngày tuỳ thuộc vào cơ địa phục hồi của từng người. Ngoài ra, mọi người cần cân nhắc lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ có uy tín để đảm bảo chất liệu được sử dụng trong phẫu thuật độn cằm là sản phẩm có chất lượng, an toàn với sức khoẻ.

Như vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể như tình trạng, mức độ và hình dáng cằm của từng người, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có chỉ định về các kỹ thuật khác nhau như tiêm filler cằm, hay phẫu thuật độn cằm. Hiểu về các kỹ thuật trong tạo hình vùng cằm là một chuyện, tuy nhiên, chuyên gia Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ - Thẩm mỹ quốc tế Koko tư vấn mọi người nên tìm tới những cơ sở thẩm mỹ có uy tín, chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để có được hiệu quả tối đa trong việc cải thiện nhan sắc.

{keywords}
 

 

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ - Thẩm mỹ quốc tế Koko

Số 94 đường số 6, Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Hotline tư vấn: 0973 820 820 - 0974 409 409

Website: https://thammykoko.com/

Facebook: https://www.facebook.com/KOKO.House.Beauty 

(Nguồn: Công ty TNHH Thẩm mỹ Quốc tế Koko)