Ignaz Philipp Semmelweis sinh năm 1818 tại thành phố Buda, thuộc phía tây của Budapest ngày nay. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đỗ vào khoa Luật Đại học Vienna. Nhưng chỉ một năm sau, ông đổi ý và quyết định cống hiến cuộc đời mình cho ngành y.

{keywords}

Ignaz Philipp Semmelweis

Năm 1846 - 2 năm sau khi lấy bằng tốt nghiệp, Semmelweis làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Vienna. Tại đó, Semmelweis bắt đầu chú ý đến bệnh sốt hậu sản, còn được biết tới là nhiễm trùng sau sinh có tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Các lý do gây ra nhiễm trùng khi đó vẫn chưa được tìm ra.

{keywords}
Sau khi tốt nghiệp, Ignaz Philipp Semmelweis làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Vienna.

Bệnh viện Đa khoa Vienna có 2 khu vực phục vụ cho sản phụ. Semmelweis nhận thấy rằng, tỷ lệ tử vong ở một nơi cao hơn nơi còn lại, mặc dù cả hai nơi đều sử dụng cùng một phương pháp đỡ đẻ.

Sự khác biệt dẫn tới kết quả đó chính là một nơi được sử dụng để giảng dạy sinh viên và một nơi thì không. Tiếp giáp với khu vực được dùng để dạy học là khoa truyền nhiễm và nhà xác, nơi thường được sử dụng để khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, ở khu vực còn lại, các bà đỡ là những người duy nhất được phép ra vào.

Năm 1847, Jakob Kolletschka, bạn của Semmelweis đã chết do một vết đứt tay khi sử dụng dao mổ trong quá trình khám nghiệm tử thi.

Semmelweis đã phát hiện ra những triệu chứng bệnh của Jakob giống với những sản phụ bị sốt hậu sản. Từ đó, ông tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh là do các sinh viên sau khi tiếp xúc trực tiếp với tử thi tại nhà xác đã không khử trùng tay mà tiếp tục tới khoa sản ngay bên cạnh để hỗ trợ đỡ đẻ. Đây cũng là lý do khu vực dành cho sản phụ tiếp giáp với nhà xác lại có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nơi còn lại trong bệnh viện.

Để chứng minh cho giả thuyết của mình, Semmelweis đã bắt tất cả sinh viên phải khử trùng tay bằng dung dịch Clo ngay sau khi khám nghiệm tử thi. Phương pháp này đã đạt hiệu quả kinh ngạc khi tỷ lệ tử vong nhanh chóng giảm 10 lần so với ban đầu.

{keywords}
Một buổi thực hành cho sinh viên tại Bệnh viện Vienna. Các sinh viên đều không đeo găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Tuy nhiên, vào năm 1849, Semmelweis mất việc tại Bệnh viện Vienna. Có tin đồn rằng ông bị sa thải vì có dính líu tới các cuộc biểu tình chính trị, cũng có người đồn rằng Semmelweis bị mất việc do người đứng đầu bệnh viện không thích giả thuyết của ông về nguyên nhân gây ra sốt hậu sản là do tay bẩn.

Một năm sau, Semmelweis tới thành phố Pest, nằm tại phía đông của Budapest ngày nay và làm trưởng khoa sản của bệnh viện này trong 6 năm. Nhờ ông, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng sau sinh tại đó gần như đã giảm về 0. Năm 1855, Semmelweis được bổ nhiệm làm Giáo sư khoa Sản tại Đại học Pest.

Bất chấp những hiệu quả rõ rệt mà phương pháp khử trùng tay này đem lại, nhiều đồng nghiệp của Semmelweis vẫn tỏ ra hoài nghi đối với giả thuyết rằng nguyên nhân gây ra bệnh sốt hậu sản là do tay bẩn.

Năm 1861, Semmelweis đã xuất bản một cuốn sách cung cấp thông tin chi tiết về những cuộc thử nghiệm đã được tiến hành tại các bệnh viện để chứng minh hiệu quả của phương pháp khử trùng tay, nhưng cuốn sách đã bị chỉ trích gay gắt bởi những bác sỹ khoa sản nổi tiếng.

{keywords}

Bìa cuốn sách được viết bởi Semmelweis vào năm 1861.

Sự chối bỏ và những lời chỉ trích ác liệt tới không ngừng từ cộng đồng y tế đã gây ra những cú sốc tinh thần lớn cho Semmelweis. Vào những năm 1860, ông mắc bệnh trầm cảm và nghiện rượu nặng. Ông thường xuyên cư xử kỳ quặc ở nơi công cộng và liên tục nói về chứng sốt hậu sản.

Năm 1865, bác sĩ János Balassa, một đồng nghiệp của Semmelweis, đã viết đơn yêu cầu gửi Semmelweis đến bệnh viện tâm thần. Vào ngày 30/7, Semmelweis bị lừa đến một bệnh viện tâm thần ở Döbling. Ông đã cố gắng trốn thoát nhưng bị hộ lý bắt lại đem về bệnh viện tâm thần, nơi ông bị dội nước lạnh hàng ngày và phải uống thuốc nhuận tràng như một phương pháp điều trị.

{keywords}

Bức tượng của Semmelweis tại Budapest, Hungary.

Hai tuần sau, Semmelweis qua đời do nhiễm trùng vết thương. Vết thương này được biết là có từ một cuộc phẫu thuật ông thực hiện trước khi bị đưa tới bệnh viện tâm thần. Ông gần như bị lãng quên khỏi giới y học sau đó.

Phải rất nhiều năm sau, những nghiên cứu của ông mới được thế giới công nhận. Ngày nay, Semmelweis được coi là một trong những người sáng lập ra quy trình khử trùng. Một đại học ở Budapest và nhiều bệnh viện ở Vienna đã được đặt theo tên của Semmelweis. Vào năm 1906, một tượng đài mang tên "Cứu tinh của các bà mẹ" đã được dựng lên để vinh danh Semmelweis.

Bác sĩ xóa nợ hàng chục tỷ đồng cho bệnh nhân ung thư

Bác sĩ xóa nợ hàng chục tỷ đồng cho bệnh nhân ung thư

Một bác sĩ ở Mỹ đã quyết định xóa hoàn toàn khoản nợ của gần 200 bệnh nhân ung thư, xóa sạch hóa đơn trị giá 650.000 USD (15 tỷ đồng) chỉ đơn giản vì họ "không có khả năng chi trả".

Diệu Linh (Theo Brightside)