Có đến 60% bệnh nhân mắc bệnh dạ dày bị thêm bệnh đại tràng và ngược lại (*). Một con số đáng phải giật mình. Chúng ta phải đồng thời chữa cả hai bệnh, hay thấy đau chỗ nào chữa chỗ ấy thôi?

Triệu chứng giống nhau

Đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân lỏng là những triệu chứng chung của cả hai bệnh. Đau dạ dày cũng gặp mà viêm đại tràng cũng gặp. Tuy nhiên, chỉ bệnh dạ dày mới có kèm theo ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.

Do đó, nhiều người thường chỉ nghĩ là mình có bệnh dạ dày mà không biết rằng có thể là đại tràng cũng đang không ổn. Vì thế, nhiều bệnh nhân không hiểu tại sao, đau dạ dày chữa mãi mà vẫn thỉnh thoảng đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa? HP (Helicbacter pylori - vi khuẩn gây ra 80% các trường hợp bệnh dạ dày) đã diệt rồi, viêm loét đã đỡ rồi, mà sao vẫn bệnh? Hóa ra là, mới chỉ chữa dạ dày thôi mà không chữa bệnh đại tràng!

{keywords}

Bệnh dạ dày và đại tràng có nhiều triệu chứng giống nhau

Bệnh nọ kéo bệnh kia…

Một điều bắt buộc phải làm trong các phác đồ điều trị dạ dày hiện nay, đó là giảm tiết axit (bằng các thuốc ức chế proton, ức chế men chuyển…) và bao niêm mạc dạ dày (bằng các loại kiềm như nhôm hydroxit, magie hydroxit…) - để giảm viêm loét, giảm đau cho dạ dày.

Nhưng hậu quả của nó, đó là không tạo ra môi trường axit cần thiết để tiêu hóa thức ăn (các loại protein cần có pH từ 1 đến 2 để thủy phân, tương tự với tinh bột cũng cần có các enzym cần thiết). Vì thế, tất cả áp lực về việc tiêu hóa thức ăn được dồn lên đường ruột, bao gồm ruột non và đại tràng.

Chưa kể đến, một loạt những vi khuẩn xâm nhập qua đường thức ăn vốn bị tiêu diệt trong môi trường axit mạnh của dạ dày nay thoải mái đi xuống ruột và sinh sôi nảy nở. Thế là bao nhiêu hậu quả, đại tràng gánh chịu.

Ngược lại, không chữa dứt điểm bệnh đại tràng, khả năng để bệnh nhân phải uống thêm các loại thuốc (kháng sinh, thuốc giảm co thắt, cầm tiêu chảy…) là rất cao. Và những thuốc này lại tác động đầu tiên đến dạ dày, làm cho viêm loét dạ dày dễ dàng quay trở lại.

Muốn khỏi bệnh dạ dày, phải bồi bổ đại tràng

Hãy thay đổi thói quen của bạn, song song với việc uống thuốc chữa dạ dày, hãy tăng cường ‘sức khỏe’ cho đường ruột. Và đừng lạm dụng thuốc, vì việc quan trọng là phải làm cho hệ tiêu hóa khỏe lên một cách an toàn!

Sử dụng những thảo dược như: Bạch truật - có tác dụng giảm tiêu chảy, bớt rối loạn đại tiện, tốt cho cả hai bệnh; Bạch phục linh - giúp giảm đầy hơi, trướng bụng cho dạ dày, lại giúp đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn.

{keywords}

Bồi bổ đại tràng - việc cần thiết để có hệ tiêu hóa khỏe

Đặc biệt, hoạt chất ImmuneGamma được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Mỹ, còn giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc đường ruột, sử dụng lâu dài giúp đẩy lùi bệnh đại tràng mãn tính. Kết hợp các phương pháp trên song song với các thuốc chữa dạ dày, sẽ giúp đem lại hiệu quả hiệp đồng tốt nhất cho cả hai bệnh.

Lưu ý nên uống thuốc đại tràng ít nhất nửa tiếng trước khi uống thuốc dạ dày vì để trị bệnh dạ dày có những loại thuốc bao niêm mạc làm giảm hấp thu của thuốc đại tràng.

Để được tư vấn kỹ hơn về chế độ ăn uống và cách chữa bệnh dạ dày - đại tràng, độc giả vui lòng gọi số 1800.1506 (miễn cước gọi) trong giờ hành chính.

Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh, có chứa ImmuneGamma, Bạch truật và Bạch phục linh, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột. Tràng Phục Linh giúp khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.

{keywords}

Có thể sử dụng an toàn với các thuốc trị bệnh dạ dày khác để đem lại hiệu quả tốt nhất cho những người bị bệnh dạ dày = đại tràng.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

XNQC số: 239/2013/XNQC - ATTP

(*): Theo tổng kết của GS. TSKH Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 2015

Thành Minh