Ngày 3/9, Chính phủ Đức đã quyết định viện trợ khoảng 2,5 triệu liều vắc-xin AstraZeneca để hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19.

Trước đó, Chính phủ Đức cũng đã thông báo tặng Việt Nam lô trang thiết bị y tế gồm 75 máy thở, 15 màn hình điều trị bệnh và 20.000 máy đo nồng độ oxy.

Đây là sự giúp đỡ thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và người dân Đức đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc xin đã được Việt Nam xác định là giải pháp và ưu tiên cấp bách để có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng nhanh, góp phần sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Đến nay, viện trợ của Chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên EU đối với Việt Nam. Đức là một trong những nước tài trợ lớn nhất thế giới cho cơ chế COVAX với tổng cam kết đóng góp trị giá 2,2 tỷ Euro.

Trên cơ sở đạt yêu cầu về tỷ lệ tiêm chủng trong nước và góp phần tạo thuận lợi cho việc tiếp cận vắc-xin trên toàn cầu, từ cuối tháng 8/2021, Đức cũng đã bắt đầu chia sẻ nguồn vắc-xin dôi dư và các trang thiết bị y tế với các đối tác qua cơ chế hợp tác song phương. Dự kiến đến cuối năm 2021, Đức sẽ tài trợ 30 triệu liều vắc-xin cho các nước đang phát triển.

Cũng trong ngày 3/9, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ bổ sung vắc xin phòng Covid-19 cho Việt Nam. Dự kiến số vắc-xin này sẽ tới Việt Nam ngày 9/9. Đến nay, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 3 triệu liều vắc xin AstraZeneca.

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

Ngọc Trang

Lý do không thể nôn nóng giảm khoảng cách tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19

Lý do không thể nôn nóng giảm khoảng cách tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19

TS.BS Châu đã ‘gạt’ đề xuất rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi vắc xin để TP.HCM sớm hoạt động trở lại. Ông khẳng định, tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất mới đạt tối ưu hiệu quả miễn dịch của vắc xin.