- Biết tin thiếu nhóm máu O qua báo chí, Trưởng đại điện Liên minh châu Âu tại Việt Nam trực tiếp đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để hiến máu.

Đây là lần thứ 4 ông Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam, còn tại quê nhà – nước Bỉ, ông đã hiến máu rất nhiều lần. Ông Bruno Angelet đã có 7 năm sống tại Việt Nam, mang nhóm máu hiếm O Rh-.

Đại sứ Bruno Angelet
Đại sứ Bruno Angelet viết đơn đăng ký hiến máu


Trả lời bằng tiếng Việt khá rõ, Đại sứ Bruno Angelet nói ông biết thông tin cạn kiệt nhóm máu O tại 180 bệnh viện phía Bắc vào tuần trước qua báo chí nhưng đến chiều qua mới sắp xếp được công việc để đi hiến.

{keywords}

Đại sứ Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam

Đây là lần thứ 4, Đại sứ Bruno Angelet hiến máu tại Việt Nam. Vừa hiến máu, ông vừa vui vẻ trò chuyện với bạn trẻ kế bên


Ông cũng biết Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu vào 2 mùa cao điểm đầu năm và dịp hè do tới 60% lượng máu hiến tại Việt Nam phụ thuộc vào lực lượng sinh viên.

Trong khi tại Bỉ, người dân định kỳ đi hiến máu 3 tháng/lần, coi đây là hành động hết sức bình thường nên chưa khi nào xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Bản thân ông đã tham gia hiến máu từ khi mới 15 tuổi.

Ông cho rằng Việt Nam cần mở rộng tuyên truyền vận động hiến máu ra nhiều đối tượng hơn nữa, có thể cả cán bộ ngoại giao.

“Tôi sẽ vận động các nhân viên cũng như cán bộ ngoại giao tại đại sứ quán các nước thuộc EU tại Việt Nam tham gia hiến máu và mong muốn việc làm ý nghĩa này sẽ được thực hiện trong một ngày sớm nhất”, ông Bruno Angelet nói.

Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ trao giấy chứng nhận cho Đại sứ Bruno Angelet
Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ trao giấy chứng nhận cho Đại sứ Bruno Angelet


TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cho biết, kể từ khi thông báo cạn kiệt nhóm máu O đến nay, trong 10 ngày qua, số lượng người đến hiến máu tăng gấp 7-8 lần so với ngày thường, trung bình từ 230-250 người hiến/ngày, trong đó 70% là nhóm O.

Theo TS Khánh, do có gần 50% dân số nhóm máu O nên số lượng bệnh nhân cần truyền máu nhóm O luôn cao hơn so với các nhòm còn lại. Do đó, để đảm bảo nhu cầu cấp cứu và điều trị cho 180 bệnh viện phía Bắc, tối thiểu mỗi ngày Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cần 600-700 đơn vị nhóm máu O. Trong những ngày thiếu cao điểm, lượng máu O trong kho chỉ còn khoảng 1.500 đơn vị.

Để có thêm lượng máu điều trị, những ngày qua, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cử nhân viên làm việc tới 20h. Sắp tới, ngoài điểm hiến cố định tại Viện, Hà Nội sẽ có 3 điểm hiến máu tại Trung tâm y tế 3 quận Hoàn Kiếm, Đống Đa và Thanh Xuân.

Thúy Hạnh

Hiến máu tình nguyện sao bệnh nhân vẫn phải mua máu?

Hiến máu tình nguyện sao bệnh nhân vẫn phải mua máu?

Viện trưởng Huyết học - Truyền máu TƯ cho biết, để có được 1 đơn vị máu cần tổng chi phí hơn 2 triệu đồng, trong khi BHYT và bệnh nhân chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.

Nhật hiến máu như đi uống cà phê, VN lơi ra là hết máu

Nhật hiến máu như đi uống cà phê, VN lơi ra là hết máu

Nhật Bản không có phong trào hiến máu tình nguyện, mỗi người dân coi hiến máu là việc bình thường như đi uống cafe.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng hào hứng đi hiến máu

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng hào hứng đi hiến máu

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng một mình đến lễ hội Xuân hồng để tham gia hiến máu tình nguyện.

Đi 200km xuyên đêm ra Hà Tĩnh hiến máu cực hiếm cứu người

Đi 200km xuyên đêm ra Hà Tĩnh hiến máu cực hiếm cứu người

Thầy giáo Nguyễn Quý Hùng và anh Nguyễn Văn Quân đã vượt 200km từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh lúc 2h sáng để hiến máu cực hiếm, cứu bệnh nhân nguy kịch.  

Bác sĩ kể thời bị đuổi vì vận động hiến máu

Bác sĩ kể thời bị đuổi vì vận động hiến máu

Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.