Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét đề xuất của một công ty ở Việt Nam về việc trở thành trung tâm công nghệ vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA.

mRNA được BioNTech và Pfizer sử dụng để phát triển các loại vắc xin chủng ngừa Covid-19. Công nghệ này thúc đẩy cơ thể con người tạo ra protein là một phần của virus, kích hoạt phản ứng miễn dịch.

{keywords}

Vắc xin Pfizer phát triển dựa trên công nghệ mRNA

"Một nhà sản xuất vắc xin ở Việt Nam đã đề xuất mong muốn trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA", Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nói.

Ông Park cho biết đề xuất đang được WHO xem xét. Vị Trưởng đại diện WHO cũng bày tỏ tổ chức này hy vọng Việt Nam sẽ đăng ký sản xuất quy mô lớn vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA.

Vào tháng 4, WHO thông tin đang tìm cách mở rộng năng lực và quy mô sản xuất vắc xin của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình để kiểm soát đại dịch.

“Nếu Việt Nam tổ chức trung tâm chuyển giao công nghệ trên, điều này sẽ đóng góp vào việc sản xuất vắc xin Covid-19 dựa trên mRNA ở Việt Nam cũng như trong khu vực”, ông Park nói.

Trước đó, ngày 8/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Bộ chủ trương đa dạng hóa các nguồn công nghệ, thực hiện nhanh nhất hoạt động chuyển giao, sản xuất vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo khẩn trương đàm phán mua trọn gói công nghệ tiên tiến nhất (mRNA) để sản xuất tại Việt Nam; mua và chuyển giao các công nghệ tiềm năng khác. Đồng thời, Việt Nam tham gia vào các cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO. 

An Yên (Theo Reuters)

Việt Nam nhận thêm gần 1,7 triệu liều vắc xin từ Covax

Việt Nam nhận thêm gần 1,7 triệu liều vắc xin từ Covax

Ngày 16/5 tới, gần 1,7 triệu liều vắc xin AstraZeneca sẽ được Covax chuyển giao cho Việt Nam.