Theo thỏa thuận đạt được giữa Ấn Độ và Trung Quốc hồi năm ngoái, các chỉ huy quân sự hai nước đã hoàn tất việc rút binh lính, xe tăng và pháo binh khỏi khu vực hồ Pangong vào tháng 2, bước đầu tiên hướng tới việc rút toàn bộ lực lượng của hai bên khỏi các điểm xung đột khác tại biên giới.

{keywords}
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết, căng thẳng ở những khu vực nói trên vẫn chưa được giải quyết. Ông Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp bên lề một hội nghị của các ngoại trưởng ở Tajikistan hôm 14/7.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông cáo cho biết: "Ngoại trưởng (Jaishankar) nhắc lại việc hai bên đã nhất trí rằng, kéo dài tình trạng hiện tại không có lợi cho bất kỳ bên nào. Việc đó rõ ràng đang tác động tiêu cực đến mối quan hệ song phương".

Theo Reuters, hàng nghìn binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã mặt đối mặt kể từ tháng 4/2020 ở đường phân ranh kiểm soát thực tế (LAC) trên dãy Himalaya, bao gồm cả tại hồ Pangong, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa hai nước.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có lính thiệt mạng trong một vụ đụng độ vào tháng 6 năm ngoái, tổn thất trong giao tranh đầu tiên ở khu vực biên giới tranh chấp trong hơn 4 thập kỷ qua.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết thêm, hai ngoại trưởng nhất trí tìm kiếm một giải pháp được cả hai bên tán thành cho vấn đề và đảm bảo sự ổn định trên thực địa bằng cách tránh bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm gia tăng căng thẳng.

Tuấn Anh

Thỏa thuận 5 điểm có hóa giải nổi xung đột biên giới Trung - Ấn?

Thỏa thuận 5 điểm có hóa giải nổi xung đột biên giới Trung - Ấn?

Đã có một cảm giác nhẹ nhõm khi ngoại trưởng hai nước Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau bước ra khỏi phòng họp ở thủ đô Moscow của Nga tuần trước.

Xuất hiện video mới về lính Trung - Ấn xô xát ở biên giới

Xuất hiện video mới về lính Trung - Ấn xô xát ở biên giới

Một đoạn video mới lan truyền trên mạng cho thấy binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đang dùng nắm đấm, gậy gộc và khiên chống bạo động để tấn công nhau ở một khu vực tranh chấp tại biên giới.