Trong bài phỏng vấn do tờ báo Pháp Le Journal du Dimanche đăng tải ngày 29/8, Tổng thống Emmanuel Macron nếu rõ: "Nghị quyết đề xuất của chúng tôi nhằm xác định một vùng an toàn ở Kabul, dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc để cho phép các hoạt động nhân đạo tiếp tục".

{keywords}
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Mosul, Iraq. Ảnh: Reuters

Trong chuyến công du cùng ngày đến tỉnh Mosul ở Iraq, nơi được coi là thành trì cũ của mạng lưới khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, ông Macron đã xác thực thông tin trên. Lãnh đạo Chính phủ Pháp cũng bày tỏ hy vọng nghị quyết sẽ được ủng hộ.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đang triệu tập một cuộc họp về Afghanistan với các phái viên của Liên Hợp Quốc tại Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nga, các thành viên thường trực, có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an.

Trước đó, hôm 28/8, ông Macron cho hay, Pháp đang tổ chức các cuộc đối thoại sơ bộ với Taliban về tình hình nhân đạo tại Afghanistan và khả năng sơ tán nhiều người hơn.

Binh lính Mỹ, vốn đang bảo đảm an ninh cho sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, dự kiến sẽ rút lui vào hạn chót 31/8 do Tổng thống Joe Biden đặt ra. Pháp nằm trọng số những nước vừa kết thúc các chuyến bay sơ tán người từ Kabul.

Các cựu thủ lĩnh lập liên minh đàm phán với Taliban

Theo Reuters, một nhóm các nhà lãnh đạo kỳ cựu của Afghanistan đang chuẩn bị đàm phán với Taliban. Họ đã lên kế hoạch gặp nhau trong vòng vài tuần tới để thành lập một mặt trận mới nhằm tổ chức các cuộc thương lượng về chính phủ tiếp theo của đất nước.

Khalid Noor, 27 tuổi, con trai của Atta Mohammad Noor, cựu tỉnh trưởng Balkh một thời hùng mạnh ở miền bắc Afghanistan, cho biết liên minh mới sẽ bao gồm Abdul Rashid Dostum, thủ lĩnh kỳ cựu của tộc người Uzbek và một số nhân vật khác phản đối sự tiếp quản của Taliban. Trong đó, ông Dostum là cựu thủ lĩnh Liên minh phương Bắc chống Taliban, từng giữ chức phó tổng thống Afghanistan và có sức ảnh hưởng lớn ở nước này.

Atta Noor và Dostum, hai cựu binh đã tham chiến trong 4 thập kỷ xung đột ở Afghanistan, đều rời bỏ đất nước khi thành phố miền bắc Mazar-i Sharif rơi vào tay Taliban.

Hầu hết các nhà phân tích nhận định, sẽ là thách thức đối với bất kỳ thực thể nào điều hành Afghanistan một thời gian dài mà không có sự đồng thuận giữa các dân tộc trên toàn quốc. Không giống giai đoạn cai trị trước năm 2001, lực lượng Hồi giáo Taliban, vốn do người Pashtun thống trị, đang tìm kiếm sự ủng hộ của người Tajik, người Uzbek và những dân tộc khác khi chuẩn bị chiến dịch tổng tấn công thâu tóm kiểm soát quốc gia Nam Á hồi tháng trước.

Dù hướng tới việc đàm phán nhưng Noor cho hay, hiện tồn tại một "rủi ro lớn" là các cuộc thương lượng có thể thất bại, khiến nhóm này đã chuẩn bị cho một cuộc chiến vũ trang chống lại Taliban. Noor từng là thành viên trẻ nhất trong nhóm đại diện chính phủ trước đây của Afghanistan đàm phán với Taliban hồi năm ngoái.

Ahmad Massoud, lãnh đạo một trong những thành trì lớn cuối cùng của Afghanistan chống Taliban, tuần trước cũng bày tỏ hy vọng Taliban sẽ chấp nhận đàm phán thành lập chính phủ liên minh. Massoud quả quyết, anh và các tay súng dưới quyền sẽ không đầu hàng.

Hiện vẫn chưa rõ các thủ lĩnh thuộc phe đối lập như Atta Noor và Dostum giành được sự ủng hộ như đến mức nào ở trong nước.

Tuấn Anh

>>> Chiến sự ở Afghansitan

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Bài toán hóc búa của Taliban sau khi thâu tóm Afghanistan

Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban không chỉ phải đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra trong nước, mà còn phải lo giải quyết nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Điều gì xảy ra ở Afghanistan sau hạn chót Mỹ rút quân?

Điều gì xảy ra ở Afghanistan sau hạn chót Mỹ rút quân?

Hạn chót Mỹ rút quân vào ngày 31/8 đang tới gần, và có nhiều câu hỏi về những gì sẽ xảy ra ở Afghanistan sau đó.