Không chỉ là đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng, những sản phẩm gán mác Trung Quốc dường như tràn ngập thị trường Ấn Độ với những bác sĩ được đào tạo tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

{keywords}
Sau hàng hóa là các bác sĩ "Made in China"

Số trường đại học, cao đẳng y khoa Trung Quốc mà sinh viên Ấn Độ theo học từ năm 2007 đến nay đã tăng gấp đôi từ 24 trường lên 50 trường, với trung bình mỗi năm có khoảng 150 lưu học sinh Ấn Độ.

Nhờ quảng cáo rầm rộ và chi phí sinh hoạt, học tập rẻ hơn so với tại châu Âu, Trung Quốc nhanh chóng nổi lên như Nga, quốc gia từ lâu vốn là điểm đến ưa thích của những người Ấn Độ muốn tìm kiếm học vị về y học. Nhiều trường đại học Trung Quốc dạy học bằng tiếng Anh mặc dù các sinh viên được yêu cầu học một chút tiếng Trung Quốc đủ để trò chuyện với bệnh nhân.

Các tài liệu của Bộ Y tế Ấn Độ cho thấy cử nhân y khoa được đào tạo tại Trung Quốc chiếm số đông trong tổng số thí sinh tham gia thi tuyển công chức tại Hội đồng Y tế Ấn Độ (MCI) mỗi năm. Một số trường đại học Trung Quốc thậm chí còn chọn lọc giáo trình của MCI và huấn luyện cho các sinh viên về những kỳ kiểm tra mà cử nhân được đào tạo tại nước ngoài phải trải qua trước khi hành nghề tại Ấn Độ.

Đại học Y khoa Thiên Tân, vốn tự nhận đảm bảo 72% tỷ lệ thành công trong kỳ thi của MCI, đang tìm cách lôi kéo sinh viên Ấn Độ.

Trivedy tới từ công ty Growell Consultancy, đóng vai trò hỗ trợ cho các trường đại học cho biết: "Tôi đã gửi các sinh viên tới Thiên Tân từ năm 2003. Tính tới năm 2005, có xấp xỉ 150 sinh viên Ấn Độ tới học tại các trường đại học Trung Quốc mỗi năm. Tổng học phí, nhà trọ và các chi phí khác cho 4,5 năm cộng thêm một năm thực tập nữa là khoảng 22,5 vạn Rupee (khoảng 4.000 USD).

Bác sĩ Kewal Jogadia, người tốt nghiệp trường Đại học Thanh Đảo vào năm 2011, cho biết cuộc sống tại Trung Quốc tốt hơn nhiều so với ở Ấn Độ. Anh họ của bác sĩ Jogadia, Jolly, cử nhân đại học Thiên Tân cũng chia sẻ rằng giáo viên đã giúp đỡ anh rất nhiều.

Tuy nhiên, bác sĩ Milan Pandya, người tốt nghiệp Đại học Trịnh Châu năm ngoái cho rằng: "Mọi thứ dường như đều tốt khi tôi ở đó nhưng giờ tôi nhận ra rằng nó không phải là chuẩn mực cho các trường đại học y khoa Ấn Độ."

Sầm Hoa (Theo Indianexpress)

Các tin bài khác:

Đi tìm nguồn gốc khủng bố của anh em Tsarnaev

Mỹ bác bỏ yêu cầu trở thành quốc gia hạt nhân của Triều Tiên

Cuộc sống không nhà của nạn nhân động đất Tứ Xuyên

Động thái im ắng lạ thường ở Triều Tiên

Hàn Quốc bừng bừng phẫn nộ vì một cú bắt tay

Trẻ em Ấn Độ biểu tình phản đối cưỡng hiếp