Nguồn: Twitter/@EmeraldRobinson

Tập trung tại tây bắc Washington DC tối 29/5 (giờ địa phương), người biểu tình khiến giao thông trên một con đường lớn bị gián đoạn rồi tiến về phía Nhà Trắng, nơi cảnh sát đang hiện diện dày đặc, theo hãng tin RT.

{keywords}
Biểu tình bên ngoài Nhà Trắng liên quan cái chết của George Floyd. (Ảnh: USA Today)

Cảnh sát trong trang phục chống bạo loạn đã vội vàng vào vị trí chốt giữ xung quanh Cánh Tây của Nhà Trắng.

{keywords}
Ảnh: Twitter/ @PeterAlexander

Thông tin mới nhất cho thấy đoàn người biểu tình lại di chuyển qua các tuyến đường ở thủ đô Mỹ, dù chưa rõ có bao nhiêu người rời khỏi khu vực xung quanh Nhà Trắng.

Nguồn: Twitter/ @RizzyRiss

Một clip được đưa lên Twitter cho thấy cảnh sát va chạm với những người biểu tình cố phá vỡ các rào chắn. Tuy nhiên, mọi chuyện đã được giải quyết mà không có ai bị thương.

{keywords}
Một người biểu tình cảnh sát bị áp tải đi. (Ảnh: AP)

Biểu tình phản đối cảnh sát và lên án phân biệt chủng tộc nổ ra ở nhiều thành phố của Mỹ sau cái chết của George Floyd', 46 tuổi, ở Minneapolis bang Minnesota mới đây. Người này bị cảnh sát đè cổ đến chết trong lúc bắt giữ vì bị nghi ngờ phạm tội giả mạo. 

{keywords}
Hình ảnh lấy từ Clip vụ bắt giữ George Floyd 

Clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một cảnh sát da trắng đang quỳ và đè gối lên cổ Floyd trong lúc ông này bị còng tay và nói "Tôi không thở được". Đối tượng được đưa đi cấp cứu sau đó nhưng đã tử vong. Cục Điều tra Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang tiến hành điều tra vụ việc.

Thoạt đầu chỉ có vài trăm người tham gia biểu tình đòi bắt giam nhóm cảnh sát liên quan vụ việc, nhưng sau đó con số lên đến hàng nghìn. Làn sóng phản đối cảnh sát sau đó leo thang và lan rộng, dẫn đến tình trạng đập phá các cửa hàng để hôi của ở Minnesota.

Thanh Hảo