Mỹ đã điều binh sỹ tới Ảrập Xêút nhằm tăng cường khả năng phòng không của quốc gia Trung Đông này, sau khi cơ sở dầu khí thuộc tập đoàn Aramco bị tấn công hôm 14/9 vừa qua. Theo lý thuyết, những cơ sở dầu khí này nằm dưới sự bảo vệ thuộc hệ thống tên lửa đất đối không PAC-2 Patriot mà Mỹ bán cho Ảrập Xêút, nhằm mục đích đánh chặn máy bay và tên lửa ở khoảng cách 160km.

{keywords}
Vụ tấn công nhà máy dầu Aramco. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, nếu hệ thống radar phòng không của quốc gia Trung Đông này chỉ phát hiện được 18 xác máy bay không người lái và 7 xác tên lửa hành trình (dựa trên mảng xác máy bay và tên lửa thu được), thì quân đội nước này đã phản ứng quá muộn. Lực lượng phòng không buộc phải dùng tới những vũ khí cầm tay nhằm bắn hạ mục tiêu. Và nếu chỉ có như vậy thì lực lượng phòng không sẽ không thể làm giảm mức thiệt hại do vụ tấn công bằng máy bay không người lái này gây ra.

Thực tế đúng như vậy, khi Mỹ có ý muốn giúp đỡ Ảrập Xêút chống lại loại hình tấn công này, thì chính chiến thuật tấn công bằng máy bay không người lái tầm thấp và tên lửa hành trình trớ trêu thay lại là những mảng quân đội Mỹ gặp khó khăn khi đối đầu, sau nhiều năm Washington chỉ tập trung sự chú ý vào các mối đe dọa tầm xa.

Những hệ thống phòng không tầm ngắn, gọi tắt là SHORADS, đã tồn tại gần như đồng thời với máy bay chiến đấu, được sử dụng để bảo vệ các cơ sở và căn cứ quan trọng, cũng như lực lượng bộ binh ở tiền tuyến. Trong cả hai cuộc Thế chiến, các loại súng máy hạng nặng và pháo phòng không được dùng để tấn công máy bay cường kích, khi những máy bay này định sà xuống để tấn công những mục tiêu trên mặt đất.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, hiệu quả của pháo phòng không đã được tăng lên nhờ các hệ thống radar phòng không, đồng thời những tên lửa tầm nhiệt được phóng đi trên các phương tiện cơ giới hoặc hệ thống phóng vác vai cũng có những đóng góp không nhỏ.

{keywords}
Hệ thống phòng không tầm xa của Mỹ yếu thế trước ‘bầy đàn’ máy bay không người lái. Ảnh: Defensenews

Tới những năm 1990, Mỹ tin rằng quân đội nước này không còn cần tới những vũ khí phòng không tầm ngắn nữa. Họ cho rằng, máy bay tiêm kích sẽ tiêu diệt được phần lớn máy bay đối phương. Ngoài ra, những mối đe dọa từ máy bay không người lái và tên lửa hành trình lại rất là nhỏ ở thời điểm đó. Lý do vì máy bay không người lái được trang bị vũ khí có giá rất đắt và ít.

Thay vào đó, Lầu Năm Góc thấy được nhu cầu cấp thiết về các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa như Patriot nhằm chống lại những tên lửa đạn đạo có tốc độ cao và tầm bắn xa. Bởi vậy, Mỹ đã tập trung vào các kế hoạch quân sự và mang lại một số thành công, chẳng hạn các hệ thống Patriot của Ảrập Xêút đã bắn hạ các tên lửa đạn đạo bắn từ Yemen trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, mối đe dọa dần tăng cao trong những năm gần đây lại không từ máy bay tiêm kích, mà tới từ các máy bay không người lái và tên lửa hành trình bay tầm thấp.

{keywords}
Xác máy bay không người lái được cho là có nguồn gốc từ Iran. Ảnh: Businessinsider

Dù máy bay không người lái và tên lửa hành trình có thể được phát hiện bởi radar, nhưng những tín hiệu radar thu được từ chúng rất nhỏ, đồng thời những vũ khí này có thể bay tầm thấp và làm giảm tầm bắn cũng như cự ly phát hiện mục tiêu của radar phòng không.

Ngoài ra, những vũ khí trên có thể được điều khiển linh hoạt và cho phép chúng tấn công vào những khoảng trống giữa radar và các tổ hợp Patriot. Đồng thời, những máy bay không người lái và tên lửa hành trình thường rẻ hơn những tên lửa Patriot có giá 2-3 triệu USD/ quả (khoảng 46-69 tỷ VND), dẫn tới nguồn cung cấp tên lửa Patriot sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng trước những cuộc tấn công ‘bầy đàn’ của máy bay không người lái.

Đó là lý do vì sao những hệ thống phòng không tầm ngắn rất quan trọng. Có một số mục tiêu dường như không thể phát hiện từ tầm xa, hoặc những tên lửa phòng không quá đắt tiền lại được dùng để tiêu diệt những mối đe đọa vừa nhiều, vừa rẻ. Ngay cả các tổ chức khủng bố như IS cũng đã từng sử dụng máy bay không người lái mang theo lựu đạn chống lại quân đội Mỹ và Iraq trong trận chiến tại thành phố Mosul năm 2016-2017.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Sébastien Roblin thuộc đài NBC, hiện nay có một số giải pháp cho nước Mỹ nhằm chống lại chiến thuật trên. Đó là sử dụng những vũ khí laser nhằm đốt cháy những máy bay hoặc tên lửa hành trình, dù chi phí cho những hệ thống vũ khí này khá đắt đỏ. Những vũ khí laser này có khả năng phản ứng nhanh và độ chính xác cực cao.

{keywords}
Vũ khí laser có khả năng bắn hạ mục tiêu với độ chính xác cao. Ảnh: US Navy

Ngoài ra, việc triển khai một số hệ thống vũ khí điện tử nhằm chặn sóng hoặc cướp quyền chỉ huy máy bay không người lái cũng là một giải pháp. Giải pháp này đã phát huy được hiệu quả, khi gần đây Mỹ sử dụng hệ thống điện tử trên tàu sân bay nhằm triệt hạ máy bay không người lái của Iran.

Ông Roblin nhận định, những hệ thống phòng không tầm ngắn vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng trong quân sự thế kỷ 21, không chỉ bảo vệ mạng sống người lính trên chiến trường hay những căn cứ quân sự quan trọng, mà còn dược dùng để bảo vệ những cơ sở dân sự quan trọng, chẳng hạn như những cơ sở dầu mỏ của Ảrập Xêút vừa qua bị tấn công chẳng hạn.

Tuấn Trần