Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên bị chỉ trích thiếu nhất quán trong việc ra các quyết sách. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong 15 tháng đầu tiên lãnh đạo Nhà Trắng, ông Trump lại cho thấy một quan điểm thống nhất: quyết tâm tiêu hủy di sản của người tiền nhiệm - Barack Obama.

Động thái mới nhất thể hiện quyết tâm trên là việc ông Trump ngày 8/5 tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran. Trong bài phát biểu được truyền trực tiếp từ Nhà Trắng, ông Trump cũng thông báo, Mỹ sẽ tái áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm làm suy yếu "thỏa thuận kinh khủng, đáng ra không bao giờ được ký kết".

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Theo CNN, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người hiếm khi bình luận về người kế nhiệm, đã ra tuyên bố mô tả quyết định của ông Trump là "một sai lầm nghiêm trọng", có thể dẫn đến "một nước Iran vũ trang hạt nhân hoặc một cuộc chiến nữa ở Trung Đông".

Động thái của ông Trump cũng gây thất vọng lớn trong cộng đồng quốc tế. Một số ý kiến thậm chí cho rằng, thông qua việc rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA, được ký giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), ông Trump dường như đang cô lập mình với thế giới hơn nữa.

Các nhà phân tích đã chỉ ra ba hậu quả khôn lường, lớn nhất từ quyết định mới của ông chủ Nhà Trắng:

Iran hiện có thể tự do chế tạo bom hạt nhân

Kể từ khi JCPOA có hiệu lực vào tháng 10/2015, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã giám sát chặt chẽ mức độ tuân thủ thỏa thuận của Iran, đặc biệt là cam kết ngưng chương trình vũ khí hạt nhân.

IAEA liên tục theo dõi các nhà máy làm giàu uranium trước đây của chính quyền Tehran, thu thập và phân tích các mẫu bụi để tìm dấu vết của các hoạt động nguyên tử cũng như tiến hành thanh tra tại những địa điểm có hoạt động khả nghi bên trong Iran.

Việc giám sát chặt chẽ như vậy là một phần then chốt của thỏa thuận, nhằm đảm bảo rằng Iran không có cách nào để bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thậm chí từng ca ngợi quá trình này là "mạnh mẽ".

IAEA đã cho thấy mức độ minh bạch chưa từng có về các khả năng hạt nhân của Iran, một biện pháp bảo đảm vô giá nếu xét đến việc Iran từng bị coi là "quốc gia không đáng tin cậy". Khi sự bảo đảm này bị gỡ bỏ, Iran sẽ tự do khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân và Mỹ sẽ không có cách nào giám sát xem quốc gia Trung Đông này có đang chế tạo vũ khí nguy hiểm hay không.

Như một số nhà quan sát đã chỉ ra, nó cũng có thể mở đường cho một cuộc tấn công xâm lược Iran trong tương lai.

Quyết định của ông Trump được tin một phần do sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster, hai người đều khuyến khích ông tiếp tục gia hạn JCPOA. Trong khi đó, hai người được chọn thay thế họ là Mike Pompeo và John Bolton lại phản đối thỏa thuận này, đặc biệt là ông Bolton, chính khách có quan điểm "diều hâu", từng dính líu đến việc Mỹ xâm chiếm Iraq cách đây 15 năm.

Việc Iran theo đuổi chế tạo bom hạt nhân cũng có thể tạo động lực cho các quốc gia Trung Đông khác xúc tiến những chương trình vũ khí nguyên tử nguy hiểm. Trong một bài bình luận mới đây trên báo New York Times, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson viết thỏa thuận JCPOA do đó có tác dụng "ngăn chặn viễn cảnh chạy đua vũ trang hạt nhân ở Trung Đông".

Mỹ bị rạn nứt quan hệ với các đồng minh

Mặc dù chính quyền của ông Obama có công thúc đẩy việc ký kết JCPOA, nhưng đây là một thỏa thuận quốc tế. Trong vài tuần trở lại đây, Anh, Pháp và Đức đều cử các đại diện tới Mỹ để cố thuyết phục Tổng thống Trump giữ lại thỏa thuận.

Các nước đồng minh của Mỹ đều thừa nhận, thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran còn nhiều lỗ hổng, nhưng họ mong muốn lãnh đạo Nhà Trắng cùng cân nhắc khắc phục hoặc sửa đổi thỏa thuận, thay vì xé bỏ nó hoàn toàn. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson thậm chí thuyết phục rằng, ông Trump nhiều khả năng được trao giải Nobel Hòa bình nếu có thể xử lý khôn khéo vấn đề Iran và đàm phán thành công với Triều Tiên.

Mặc dù ông Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA, nhưng các đồng minh của nước này tại châu Âu vẫn nhất quyết theo đuổi nó. Vì vậy, việc chính quyền ông Trump khôi phục các biện pháp trừng phạt Iran có thể dẫn đến căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh cũng như những quốc gia khác ủng hộ thỏa thuận, ví dụ như Nga và Trung Quốc.

Cả Moscow và Bắc Kinh đều khuyến khích Washington tiếp tục gia hạn JCPOA. Họ đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả bất ổn địa chính trị nếu thỏa thuận bị xé bỏ.

Cùng với việc ông Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định khí hậu Paris hồi năm ngoái, quyết định từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến vai trò "lãnh đạo thế giới" mà Washington đang cố công xây dựng.

Tác động tiêu cực đến thỏa thuận tương lai với Triều Tiên

Giới phân tích nhận định, các động thái mới của ông Trump có thể bị coi là dấu hiệu tiêu cực về chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt khi người đứng đầu Nhà Trắng sắp có cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận quốc tế với Iran trong khi nước này được IAEA công nhận là tuân thủ nghiêm nó, nhiều khả năng sẽ khiến Triều Tiên hoài nghi và do dự khi bước vào một thỏa thuận tương tự với Mỹ. Điều đó có thể cản trở hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra vào tháng tới tiến triển tốt đẹp như mong đợi.

Hôm 6/5, Triều Tiên đã thẳng thừng tuyên bố ý định phi hạt nhân hóa của nước này không phải là kết quả từ áp lực trừng phạt của Mỹ, đồng thời cảnh báo Washington không nên khiến "dư luận hiểu lầm". Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cũng dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên khuyến cáo Washington không nên "cố ý khiêu khích" Bình Nhưỡng khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang hướng tới hòa bình, hòa giải nhờ hội nghị thượng đỉnh Triều - Hàn và Tuyên bố Panmunjom.

Tuấn Anh 

Ông Trump trước 'lựa chọn nguy hiểm'

Ông Trump trước 'lựa chọn nguy hiểm'

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gây chú ý khi tuyên bố đang nắm trong tay 100.000 tài liệu hạt nhân bí mật của Iran, lấy từ một tổ hợp ở phía nam Tehran.

Thế giới 24h: Quyết xong thời gian, địa điểm ông Trump gặp Kim Jong Un?

Thế giới 24h: Quyết xong thời gian, địa điểm ông Trump gặp Kim Jong Un?

Hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng diễn ra ở Singapore vào giữa tháng 6.

Ông Trump rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc trước khi gặp Kim Jong Un?

Ông Trump rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc trước khi gặp Kim Jong Un?

Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Lầu Năm góc chuẩn bị các phương án cắt giảm quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, vài tuần trước cuộc gặp lịch sử dự kiến với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Thế giới 24h: Gợi ý bất ngờ của ông Trump

Thế giới 24h: Gợi ý bất ngờ của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở gần biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên.

Ông Trump tiết lộ thời điểm gặp Kim Jong Un

Ông Trump tiết lộ thời điểm gặp Kim Jong Un

Phát biểu tại một cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ thời điểm dự kiến diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Ông Trump sẽ bàn gì trong cuộc gặp Kim Jong Un?

Ông Trump sẽ bàn gì trong cuộc gặp Kim Jong Un?

Giới phân tích nhận định có ít nhất 4 vấn đề then chốt được đem ra bàn luận tại cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.