Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un bất ngờ trở thành nhà lãnh đạo mới nổi bật của giới chính trị quốc tế năm 2018. Sau nhiều năm bị cô lập, ông xuất hiện như một nhân vật đầy quyền lực.

Các nhà lãnh đạo từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Syria, Mỹ đều đã gặp hoặc sắp gặp ông Kim trong năm nay. Theo nghĩa đen, họ đang "xếp hàng" để gặp nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên.

BBC đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lời mời Kim Jong Un tới Vladivostock trong tháng 9, còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói ông muốn tới thăm Bình Nhưỡng.

{keywords}
 

"Chúng ta đang chứng kiến sự trưởng thành của Kim Jong Un là một nguyên thủ quốc tế", BBC dẫn lời Jean Lee, cựu trưởng phòng báo chí của hãng tin AP ở Bình Nhưỡng.

"Đây là một sự ra mắt quốc tế rất khác so với những gì chúng ta đã thấy năm 2010, khi Kim Jong Un xuất hiện như một người thừa kế non trẻ và không ai biết tới. Giờ thì, với tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tay, Kim Jong Un nổi lên là lãnh đạo của một quốc gia tự nhận là cường quốc hạt nhân ngang bằng với các cường quốc hạt nhân khác, trong đó có Mỹ".

Đây tất nhiên là điều mà lãnh đạo Triều Tiên trông đợi khi tăng tốc chương trình thử nghiệm tên lửa năm 2017, theo Ken Gause – tác giả của cuốn sách North Korean House of Cards. Trong một bài viết mới đây, ông Gause lý giải: "Rất có thể Kim Jong Un đã rút ra kết luận rằng, cách duy nhất để đảm bảo thành công trên mặt trận ngoại giao là leo thang để xuống thang... Triều Tiên buộc phải thúc ép mình tới bàn đàm phán ở vị thế của kẻ mạnh".

Nhưng có lẽ lãnh đạo Triều Tiên cũng không ngờ mình lại đạt được thành công hôm nay: một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ. Đây chính là cơ hội ngoại giao mà Kim Jong Un mong đợi, và nó cũng tạo thuận lợi để chính quyền Bình Nhưỡng mở cửa với thế giới.

BBC dẫn lời ông Jean Lee bình luận: "Kim Jong Un luôn giữ khoảng cách với thế giới bên ngoài trong một thời gian dài, nên các nhà lãnh đạo nước ngoài sẽ nắm bất cứ cơ hội nào để gặp ông ấy, thậm chí chỉ để biết ông ấy là ai và muốn gì cho đất nước mình".

Có hai điều giúp Kim Jong Un hình thành chiến lược ngoại giao mới.

Một là, Hàn Quốc đã bầu một vị tổng thống cam kết tiếp cận Triều Tiên. Điều này cho phép Kim Jong Un thiết lập quan hệ tốt với nước láng giềng phía nam.

Hai là lời mời dành cho Tổng thống Mỹ. Các lãnh đạo trước kia của Mỹ thường đòi hỏi nhiều đảm bảo trước khi đồng ý gặp thượng đỉnh. Nhưng ông Trump - một người khó đoán và dành cả năm trời cảnh báo, đe dọa tấn công phủ đầu Triều Tiên - lại nhanh chóng quyết định gặp mặt Kim Jong Un.

Theo BBC, khi Chủ tịch Triều Tiên bước ra để gặp ông Trump ở Singapore cũng có nghĩa là chỉ trong 6 tháng, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế một trong hai nhà lãnh đạo ở trung tâm sân khấu địa chính trị lớn nhất thế giới.

Theo BBC, hội nghị Singapore chắc chắn mang lại cho ông Kim Jong Un đòn bẩy về chính trị. Chiến lược ngoại giao mới này không chỉ nổi lên từ vị trí đầy sức mạnh mà còn mang tính sống còn.

Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, Kim Jong Un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Để làm điều này, ông buộc phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ.

Điểm trước tiên tất nhiên là Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Chủ tịch Tập Cận Bình đã giúp thực thi chủ trương áp lực tối đa của Tổng thống Trump vào cuối năm 2017, cắt các nguồn cung cấp quan trọng và khiến Bình Nhưỡng tức giận.

Nhưng giờ đây, Kim Jong Un lại đang là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế nhộn nhịp. Với hai chuyến thăm Trung Quốc và hai lần gặp Tổng thống Hàn Quốc chỉ trong thời gian ngắn, Kim Jong Un dường như sẵn sàng đi theo cách mà người ông và người cha của ông chưa từng làm được.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump ở Singapore, nhiều khả năng Kim Jong Un sẽ thăm Nga và tận dụng sự kiện này như một đòn bẩy nữa để đạt được các mục tiêu của mình. Thực tế, Nga có chung biên giới và nhiều lợi ích kinh tế chủ chốt với Triều Tiên.

Tiếp đó có thể là chuyến công du của Tổng thống Syria. Damascus vốn là một đồng minh lâu năm của Bình Nhưỡng, thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1966.

Có thể thấy rõ Kim Jong Un đã chủ động thay đổi "luật chơi". Năm ngoái, ông coi các vũ khí hạt nhân Triều Tiên là một trách nhiệm pháp lý nhưng giờ đây đã biến chúng thành công cụ ngoại giao.

Thanh Hảo

Ông Putin mời Kim Jong Un tới Nga

Ông Putin mời Kim Jong Un tới Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới tham dự một diễn đàn toàn cầu sẽ được tổ chức tại thành phố Vladivostok vào tháng Chín tới.

Thăm nơi ông Trump dự kiến nghỉ khi gặp Kim Jong Un

Thăm nơi ông Trump dự kiến nghỉ khi gặp Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ nghỉ lại tại khách sạn 5 sao Shangri-La, khi tới dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore vào ngày 12/6 tới.

Kim Jong Un thông báo gặp Tổng thống Syria

Kim Jong Un thông báo gặp Tổng thống Syria

Ít ngày trước khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, ông tiết lộ kế hoạch sắp gặp lãnh đạo Syria Bashar al-Assad.

Ông Trump khẳng định sẽ gặp Kim Jong Un vào ngày 12/6

Ông Trump khẳng định sẽ gặp Kim Jong Un vào ngày 12/6

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore như kế hoạch.

Cận cảnh nơi ở bí mật của Kim Jong Un

Cận cảnh nơi ở bí mật của Kim Jong Un

Nhân dịp tháp tùng Ngoại trưởng Sergey Lavrov tới thăm tư dinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, phóng viên hãng tin RT của Nga là Ilya Petrenko đã ghi lại những gì chứng kiến.