Cựu Chủ tịch Fidel Castrol từ trần giữa bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Cuba đang ấm lên. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump có quan điểm khác người tiền nhiệm về Havana.

Mỹ đã cắt đứt quan hệ với Cuba vào năm 1961 giữa lúc căng thẳng Chiến tranh Lạnh gia tăng, và áp đặt một lệnh cấm vận kinh tế ngặt nghèo lên quốc đảo này. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, quan hệ song phương đã ấm lên và các quan hệ ngoại giao được phục hồi năm 2015.

{keywords}
Tổng thống Barack Obama (phải) và Chủ tịch Cuba Raul Castro vẫy chào người dân khi họ tới dự một trận bóng chày ở Havana, Cuba. (Ảnh: AP)

Trước thông tin về cái chết của cựu Chủ tịch Cuba, ông Obama nói: "Lịch sử sẽ ghi nhận những tác động to lớn của biểu tượng này với người dân và thế giới quanh ông ấy".

Trong khi đó, Trump viết trên mạng xã hội Twitter vỏn vẹn một dòng "Ông Fidel Castro đã qua đời" và không bình luận gì. Vài giờ sau, đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông thông báo Tổng thống đắc cử mong muốn làm mọi điều có thể để đảm bảo người dân Cuba được "thịnh vượng".

Đến nay, ông Trump vẫn chưa nói gì về chủ trương cài đặt lại quan hệ với Cuba của chính quyền tiền nhiệm.

Theo hãng tin AP, khi Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1 tới, chủ trương ràng buộc thay vì gây sức ép với Havana của ông với hy vọng sẽ thúc đẩy tình hữu nghị có thể nhanh chóng bị thay đổi.

Lý do là bởi Donald Trump vốn không tán đồng nỗ lực này. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ cũng phản đối gay gắt kêu gọi của Obama muốn chấm dứt lệnh cấm vận thương mại kéo dài đã 55 năm qua đối với Cuba.

Trong hai năm qua, dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, các quan chức Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với phía Cuba trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương vốn đã băng giá suốt hơn một nửa thập kỷ.

Nhưng sau khi tiếp quản quyền lực, Tổng thống đắc cử Trump "sẽ tìm kiếm một sự chuyển động nào đó đúng hướng để có được một kiểu thỏa thuận nào đó với Cuba", Reince Priebus - người sẽ đảm nhận vị trí Chánh văn phòng của Tổng thống Trump - tuyên bố trên chương trình Fox News Sunday.

Priebus nói rõ thêm rằng, nếu không được thì Tổng thống Trump "chắc chắn" sẽ đảo ngược tiến trình mở cửa với Havana của người tiền nhiệm.

Đến nay, một lượng đầu tư Mỹ đã đổ sang Cuba và các quy định đi lại cho người Mỹ sang quốc đảo láng giềng cũng đỡ khắt khe hơn. Thế nhưng, tiến trình bình thường hóa quan hệ vẫn rất hạn chế.

Một trong những rào cản chính là Tổng thống Obama không thể thuyết phục được các nhà lập pháp Cộng hòa từ bỏ một loạt giới hạn gắn chặt với cấm vận thương mại lên Cuba.

Trong chiến dịch tranh cử, tỷ phú Trump đã chỉ trích Tổng thống Obama vì đã ký một "thỏa thuận rất yếu kém" và dọa sẽ đảo ngược các sắc lệnh của ông "nếu chính quyền Cuba không đáp ứng các yêu cầu của chúng ta". Ông Trump chưa bao giờ nêu cụ thể các yêu cầu đó là gì.

Về đối ngoại, Trump cũng chưa bao giờ công bố rõ ràng các mục tiêu chính sách của Mỹ với Cuba. Sự mập mờ này càng đẩy mối quan hệ đang ấm lên giữa hai nước vào thế bất định.

Thanh Hảo

Người dân thế giới tiếc thương Fidel Castro

Sự ra đi của lãnh tụ cách mạng Fidel Castro không chỉ là mất mát lớn lao đối với nhân dân Cuba mà còn để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với người dân trên toàn thế giới.

Các thế hệ lãnh đạo Mỹ nói gì về lãnh tụ Fidel Castrol?

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro ngày 25/11 trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 90. Tổng thống Mỹ Barack Obama và người kế nhiệm Donald Trump phản ứng thế nào trước tin này?

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời

Truyền hình quốc gia Cuba đưa tin, cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90.

Ông Fidel Castro sống sót trước 638 âm mưu ám sát của CIA thế nào?

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã sống sót trước hơn 600 âm mưu ám sát trước khi ra đi một cách thanh thản ở tuổi 90 vào tối 25/11.

Người dân Cuba đau đớn khi nghe tin lãnh tụ qua đời

Người dân thủ đô Havana đã vô cùng bàng hoàng trước tin dữ về cựu Chủ tịch Fidel Castro.