Một số chuyên gia nhận định Anh đang nghiêng tới khu vực, với không ít người cho đây là một nỗ lực tái cân bằng và xoay trục. Nhưng dù theo cách nào, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ là một ý tưởng lớn, mới có trong đánh giá chính sách đối ngoại và quốc phòng của chính phủ nước này ngày 16/3, theo báo The Guardian.

{keywords}
Tàu sân bay mới mang tên Nữ hoàng Elizabeth của Anh nhìn qua buồng lái của một chiến cơ Merlin trong khi chạy thử nghiệm. Tàu sẽ được triển khai tới Ấn Độ Dương trong tháng 5. Ảnh: PA

Thủ tướng Boris Johnson cùng các chỉ huy của ông đang dồn sự tập trung vào một khu vực trải dài qua một số hải trình quan trọng nhất của thế giới về phía đông, từ Ấn Độ đến Nhật Bản và phía nam từ Trung Quốc đến Australia, khi Anh bước ra thế giới sau 47 năm nằm trong khung bảo hộ của Liên minh châu Âu (EU). Nhiều người cảnh báo ông Johnson đang đam mê theo đuổi một ảo tưởng đế quốc nguy hiểm về mặt quân sự.

Đến nay, công chúng Anh chưa chuẩn bị tốt cho những gì sắp xảy ra. Khi Nhóm Chính sách Đối ngoại Anh hỏi người dân rằng, họ có ủng hộ đất nước mình tham gia nhiều hơn vào khu vực hay không, hơn 50% nói họ không biết hoặc phản đối.

Có thể nói các tài sản của Anh ở khu vực rất hạn chế. Chẳng hạn, Diego Garcia thuộc sở hữu của người Anh nhưng đã cho người Mỹ thuê lại. Còn có một số điểm tiếp xúc khác, ví dụ như cầu cảng Sembawang ở Singapore, trong khi cảng Duqm ở Oman đang chờ nâng cấp để tiếp nhận hàng không mẫu hạm.  

Tuy nhiên, các sức mạnh kinh tế và chính trị đang kéo London trở lại với khu vực là có thật chứ không phải dựa trên ảo tưởng đế quốc. Bộ ngoại giao nhiều nước, trong đó có Pháp và Đức, mới đây đều đã công bố các chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tự rút khỏi thị trường chung châu Âu, một nước Anh hậu Brexit cần đến những vùng biển thương mại mới. Trong khi đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi Anh phải có phản ứng chặt chẽ hơn.

Mục đích về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như một khái niệm chính sách đối ngoại dù không nói ra, nhưng được hiểu là để các nền dân chủ trên biển chống lại Trung Quốc và giữ vững luật biển.

"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một cuộc gọi tập hợp, một mã để pha loãng và hấp thụ sức mạnh của quyền lực Trung Quốc", The Guardian dẫn nhận định của Rory Medcalf – người đứng đầu trường Cao đẳng An ninh quốc gia tại Đại học quốc gia Australia. 

Đối với một số người, điều này khiến cho việc chuyển hướng sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở nên hấp dẫn thực sự.

"Vấn đề địa chính trị duy nhất trên thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mọi thứ khác đều trở nên không đáng kể so với điều đó, và để trở thành một chủ thể toàn cầu, Anh phải chấp nhận Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một trung tâm địa chính trị mới", Alexander Downer – cựu Cao ủy Australia tại Anh – bình luận.

"Nó nêu bật việc Anh sẽ được thế giới coi trọng như thế nào. Điều giữ được hòa bình kể từ năm 1945 là hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế, và Vương quốc Anh là một trong những quốc gia viết ra những luật lệ đó […] Ở Biển Đông, có một vấn đề thực sự là Trung Quốc đang cố gắng giành chủ quyền thông qua việc sử dụng sức mạnh quốc tế và chống lại dòng chảy của luật pháp quốc tế. Anh cần phải chống lại điều đó. Có thể Anh sẽ bán được ít xe Bentley hơn ở Thượng Hải, nhưng đó chỉ là một vấn đề phụ. Đây là một vấn đề của chiến tranh và hòa bình", ông Downer nói thêm.

Theo báo The Guardian, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện chiếm gần một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu và hơn một nửa dân số thế giới, bao gồm hai quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ; Các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu là Trung Quốc và Nhật Bản; Nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ; Và hai nền dân số Hồi giáo thuộc diện lớn nhất thế giới, ở Ấn Độ và Indonesia. Các tuyến đường biển của khu vực là "quan trọng nhất của thế giới", bao gồm cả eo biển Malacca nối Ấn Độ Dương với Biển Đông.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tán thành quan điểm đó trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái. "Nếu bạn nhìn vào Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có tầm nhìn dài hạn, sẽ thấy đó là nơi có cơ hội tăng trưởng", ông nói.

Nhưng một nước Anh nghiêng đến khu vực sẽ thế nào?

Theo The Guardian, một số người, chẳng hạn như Giáo sư Anatol Lieven, tỏ ra lo ngại rằng Anh sẽ dính vào một sự ngăn chặn Trung Quốc do Mỹ đứng đầu - tùy thuộc vào cách thức cuộc tranh luận chính sách ở Washington diễn tiến ra sao về các vấn đề như Đài Loan... - có nguy cơ lôi kéo Anh hướng tới tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc. Ông đánh giá đây có thể là một sai lầm chiến lược giống như cuộc chiến Iraq năm 2003.  

Jo Johnson, cựu Bộ trưởng phụ trách các trường đại học và là anh trai của Thủ tướng Anh, cũng bất ngờ vì những bàn tán đối đầu với Trung Quốc hoặc chia rẽ kinh tế.

"Thực tế là nếu chúng ta đi theo một Brexit cứng rắn với một Chexit, thì nước Anh toàn cầu sẽ trở thành một chiếc máy bay rơi cả hai động cơ", ông Jo ví von. "Sẽ là sự điên rồ về kinh tế nếu tách khỏi Trung Quốc và ý tưởng về nước Anh toàn cầu này là rất tệ, bởi vì có nhiều quốc gia […] trên thế giới ngày càng tương thuộc với Trung Quốc. Sẽ không có một nước Anh toàn cầu nếu chúng ta không tham gia với Trung Quốc và tất cả các nước khác cũng tham gia vào đó".

Thanh Hảo

Đông Nam Á phải làm gì để cân bằng giữa hai siêu cường Mỹ-Trung?

Đông Nam Á phải làm gì để cân bằng giữa hai siêu cường Mỹ-Trung?

Không có khu vực nào trên thế giới có nguy cơ hứng chịu sự cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều hơn Đông Nam Á. Sự cạnh tranh đó sẽ gia tăng trong năm 2021.

Các mục tiêu của Tổng thống Biden hội tụ ở châu Á

Các mục tiêu của Tổng thống Biden hội tụ ở châu Á

Hai tham vọng nằm ở trung tâm nghị trình chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden, là xây dựng lại quan hệ với các đồng minh và tập hợp một mặt trận đoàn kết trước Trung Quốc.