Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến sự thay đổi đột ngột về chính trị đối nội và đối ngoại mà vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc đảo chính ngày 15/7.


Trong bối cảnh quan hệ giữa chính phủ đảng AKP với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào tình trạng lạnh nhạt, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan quyết định chọn Nga là nước ông sẽ có chuyến công du chính thức đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính bất thành.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trò chuyện với nhau. (Ảnh: Reuters)

Và các nhà lãnh đạo phương Tây đang dõi theo diễn biến này trong tâm trạng đầy lo lắng.

Thỏa thuận nhập cư giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bế tắc. Trong khi đó, Mỹ đang phải chịu áp lực trước vấn đề dẫn độ lãnh đạo Hồi giáo lưu vong Fethullah Gulen - nhân vật mà Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã đạo diễn cuộc đảo chính.

Nhưng chuyến thăm ngày 9/8 tới Nga của Tổng thống Erdogan không phải là quyết định mau chóng của ông này nhằm đáp trả phương Tây không giúp đỡ Ankara hết mức trong thời điểm khủng hoảng. Nó cũng không nằm trong nhận thức về sự ủng hộ nhanh chóng từ Tổng thống Putin.

Lịch sử lùi xa hơn thế.

Cách đây vài năm, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khi đó, ông Ahmet Davutoglu, đã đặt ra khẩu hiệu "Không vấn đề với mọi hàng xóm", khi Ankara đối mặt với làn sóng thay đổi mang tên Mùa xuân Ảrập. Nhưng đến cuối năm ngoái, ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã phát sinh mâu thuẫn với tất cả láng giềng và đối tác, mất dần bạn bè vì những diễn biến tiêu cực ở Syria và Iraq.

Khi các lợi ích an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria ngày càng xấu đi, với lực lượng dân quân người Kurd hiện diện cả hai bên biên giới, việc chấp nhận thực tế và tìm kiếm cơ hội để rút lui trong danh dự trở thành một sự cần thiết mang tính chiến lược đối với Ankara. Điều này đặc biệt đúng với chính sách của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga.

Quan hệ hai nước trước đó dựa trên nền tảng một số điểm tương thuộc về kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ cần đến nguồn cung dầu lửa và sự tiếp cận hạt nhân và các thành phần công nghệ khác của Nga. Ankara còn cần vươn vào thị trường Nga và lượng du khách đến từ nước này.

Phía Moscow cũng hưởng lợi từ thị trường năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và phải nhờ đến lãnh thổ nước này để trung chuyển các nguồn cung năng lượng.

Cả hai quốc gia cùng có lợi từ sự ổn định cơ bản ở Biển Đen vì Tuyên bố Montreux 1936 về quyền tiếp cận các eo biển Bosphorus và Dardanelles.

Nhưng vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga ngày 24/11/2015 đã làm căng thẳng song phương bùng nổ, chỉ vài tuần sau khi Nga can thiệp quân sự vào Syria để yểm trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad.

Nhà lãnh đạo Syria vốn là kẻ thù của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và những hành động trừng phạt mà ông Putin áp dụng đã khiến Ankara tổn hại cả về kinh tế lẫn chính trị.

Do vậy, không có gì nhạc nhiên Thổ phát đi tín hiệu thay đổi từ giữa tháng 5. Thủ tướng Ahmet Davutoglu khi đó và người kế nhiệm ông, Binali Yildirim, đều muốn Thổ "giảm bớt kẻ thù và gia tăng đồng minh".

Sau đó, Tổng thống Erdogan đã đưa ra lời "xin lỗi" hiếm hoi và điều này dường như đã xoa dịu được đội ngũ của Putin về mặt chính trị, dù Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định việc bình thường hóa quan hệ lâu dài phụ thuộc vào cách thức hai nước hợp tác trong vấn đề khủng hoảng Syria.

Tổng thống Erdogan sẽ đưa tới St Petersburg một nghị trình rộng và một đoàn đại biểu lớn. Hai nước dự kiến sẽ sắp xếp lại dự án đường ống dẫn khí Turkish Stream, bàn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và nhiều vấn đề khác liên quan đến năng lượng. Họ cũng sẽ nối lại du lịch, xuất khẩu thực phẩm và xây dựng.

Chuyến công du của ông Erdogan chắc chắn sẽ được các quan chức châu Âu theo dõi sát sao. Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một cường quốc NATO. Và nước này có những sự nhạy cảm mới kể từ cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7.

Trong khi đó, phương Tây vẫn đang cảm thấy khó chịu với Erdogan vì các chiến dịch trấn áp mạnh tay của ông này, đặc biệt là kể từ sau vụ đảo chính. Nhưng có vẻ như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng khiến cho phương Tây phải lo lắng, thậm chí 'toát mồ hôi', bằng chuyến đi tới Nga lần này.

Thanh Hảo

TQ cùng lúc dàn trận ở Biển Đông và Hoa Đông

Bắc Kinh đã cử các tàu công vụ và tàu quân sự tới Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Bí ẩn hình xăm trên tay Tổng thống Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có một hình xăm nhỏ xíu, ngay dưới ngón cái của tay phải. Hình xăm này có một ý nghĩa sâu xa.

IS khoe tóm được mẻ vũ khí Mỹ

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung ra một số bức ảnh chụp nhiều thiết bị quân sự Mỹ mà chúng thu được trong các trận chiến gần đây tại miền đông Afghanistan.