Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố hôm 22/3 rằng, các tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ban đầu lên tới số lượng hàng trăm chiếc, đơn giản chỉ "đang tránh gió" và Philippines nên nhìn nhận tình hình "hợp lý”. 

{keywords}
Đội tàu Trung Quốc dàn hàng với nhau tại khu vực Đá Ba Đầu ở Biển Đông. Ảnh: CNN

Hai tuần sau, hơn 40 tàu Trung Quốc vẫn lưu lại Đá Ba Đầu và các tuyên bố ngày càng vắn tắt hơn. Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12/4 cảnh báo Trung Quốc rằng, Manila sẽ phát đi các công hàm ngoại giao phản đối hàng ngày chừng nào "lực lượng dân quân biển" của đại lục vẫn còn bám trụ khu vực. Nhà chức trách Philippines đã sử dụng cụm từ tương tự cách Mỹ dùng để mô tả về đội tàu của Trung Quốc.

Bloomberg trích dẫn lời Carl Schuster, cựu Giám đốc phụ trách các sứ mệnh tại Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ bình luận: “Nếu mục tiêu của bạn là chiếm lấy một vùng biển và đảo san hô mà không cần chiến đấu thì đây là một chiến thuật thiếu trung thực xuất sắc. Chỉ những người đi biển chuyên nghiệp mới biết đó là một lời nói dối. Không ai cho các tàu của họ 'trú ẩn' trong vùng bão vài tuần trước một cơn bão. Nếu chúng thực sự là các tàu thương mại, sẽ tốn hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn USD một ngày khi để những tàu này nằm im cạnh nhau".

Hai chuyên gia phân tích Andreo Calonzo và Philip Heijmans đánh giá, Bắc Kinh dường như đang thăm dò xem liệu tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thực hiện bất kỳ hành động nào sau khi cam kết bắt tay cùng các đồng minh trong khu vực để ngăn chặn sự quyết đoán của Trung Quốc hay không. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin đổ lỗi cho chính quyền Obama vì đã không ngăn chặn Bắc Kinh trong một vụ việc tương tự vào năm 2012 tại bãi cạn Scarborough. 

“Đây là bài sát hạch xem chính quyền Biden sẵn sàng làm gì. Cách phản ứng của Mỹ sẽ quyết định thử thách tiếp theo. Hiện tại, mọi thứ chúng ta (Mỹ) đã làm đều mang tính hùng biện hơn là hành động thực chất", ông Schuster, hiện là giảng viên phụ trách chương trình khoa học quân sự và ngoại giao của Đại học Hawaii Thái Bình Dương nhấn mạnh.

Quyết định phức tạp

Tháng trước, Mỹ đã tuyên bố sẽ đứng về phía Philippines trong khi cáo buộc Trung Quốc sử dụng “lực lượng dân quân biển để hăm dọa, khiêu khích và đe nẹt các quốc gia khác”. Khi được hỏi về quan hệ với Trung Quốc trong một cuộc họp báo cùng tháng, Tổng thống Biden tiết lộ, chính quyền của ông “sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm tuân theo các quy tắc” ở Biển Đông và những nơi khác.

Một vấn đề lớn là làm thế nào để hiệu chỉnh phản ứng. Việc Trung Quốc sử dụng các tàu đánh cá thương mại giống như chiến thuật “vùng xám”, cho phép Bắc Kinh phủ nhận bất cứ điều gì là sai trái. Cử tàu sân bay hoặc các chiến hạm khác đến gần bãi đá ngầm có nguy cơ trở thành phản ứng thái quá, khiến Mỹ giống như bên gây hấn.

Ngược lại, việc không làm gì có thể tạo ấn tượng về sự yếu ớt. Trong vài năm qua, Mỹ đã tăng cường thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển, gia tăng tần suất các hoạt động tự do hàng hải xung quanh lãnh thổ tranh chấp. Chính quyền Biden cũng tái khẳng định, hiệp ước quốc phòng Mỹ - Philippines bao hàm mọi cuộc tấn công ở Biển Đông, điều đã được làm rõ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump sau nhiều thập kỷ không rõ ràng.

Một rắc rối lớn khác đối với ông Biden là nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte, người đã làm suy yếu liên minh trong khi ca ngợi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.

Theo Rommel Ong, một đô đốc thuộc Hải quân Philippines đã nghỉ hưu và hiện là giáo sư tại Trường quản lý thuộc Đại học Ateneo de Manila, dưới thời Tổng thống Duterte sẽ chỉ có các lựa chọn rất hạn chế đối với Hải quân. Phản ứng của Manila được tin chỉ giới hạn ở việc gửi các công hàm ngoại giao phản đối và các tuyên bố chống Trung Quốc thông qua mạng xã hội.

Tuyên bố của Philippines hôm 12/4 đã sử dụng một số ngôn từ mạnh mẽ nhất, trong đó đề cập một phán quyết của tòa trọng tài quốc tế năm 2016. Tuyên bố cũng lên án Đại sứ quán Trung Quốc vì chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, người cuối tuần trước khẳng định thời tiết đẹp và các tàu thuyền không có lý do gì để lưu lại khu vực Đá Ba Đầu.

Cảnh báo

Chính phủ của ông Duterte đã phản ứng trước tuyên bố ngày 3/4 của Trung Quốc với nội dung bày tỏ hy vọng các quan chức Philippines sẽ “tránh bất kỳ nhận xét thiếu chuyên nghiệp nào có thể làm tăng thêm cảm xúc phi lý”. Hôm 13/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Philippines vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật Biển và luật pháp quốc tế bằng cách viện dẫn phán quyết năm 2016 của tòa án được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn nhưng Bắc Kinh khăng khăng bác bỏ.

Ông Triệu cảnh báo Philippines nên nhìn nhận tình hình "một cách khách quan và đúng đắn, ngừng cường điệu hóa vấn đề để tránh bất kỳ tác động tiêu cực nào đến quan hệ song phương giữa hai nước, sự ổn định và hòa bình ở Biển Đông". Đại diện Bắc Kinh đồng thời phủ nhận các tàu Trung Quốc hiện diện trái phép ở Đá Ba Đầu thuộc lực lượng dân quân biển.

Tổng thống Duterte đã phá vỡ sự im lặng kéo dài nhiều tuần của mình bằng một tuyên bố ngày 13/4, nhấn mạnh tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua "các biện pháp hòa bình" và sẽ không "định hình mối quan hệ song phương".

"Nó sẽ không phải là trở ngại đối với quỹ đạo phát triển tổng thể tích cực của quan hệ hữu nghị song phương của chúng ta”, lãnh đạo Chính phủ Philippines cho biết trong tuyên bố, trích dẫn sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai bên về vắc-xin ngừa Covid-19 và "phục hồi kinh tế sau đại dịch".

Uy tín bị tổn hại

Tiếp cận vắc-xin đã trở thành mối quan tâm chính đối với ông Duterte. Thủ đô Manila đã bị đóng cửa một lần nữa vào tuần trước trong bối cảnh Philippines đối mặt với đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất và đang trông chờ phần lớn nguồn cung vắc-xin từ hãng dược phẩm Trung Quốc Sinovac.

Tổng thống Philippines đã tham dự một lễ kỷ niệm ngày 29/3, trong đó Đại sứ Trung Quốc Huang Zilian nói vắc-xin là minh chứng cho “mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong kỷ nguyên mới” giữa hai nước.

Shahriman Lockman, một nhà phân tích cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Malaysia cho rằng, lần này, Washington "không ngây thơ đến vậy" sau khi nỗ lực thất bại năm 2012 trong việc đạt một thỏa thuận cùng rút lui khỏi bãi cạn Scarborough "đã gây tổn hại lớn đến uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á". Theo ông Lockman, chính quyền Biden đang cảnh giác với nguy cơ lún sâu vào kịch bản này và không biết liệu họ rốt cuộc có bị đổ lỗi cho việc làm leo thang tình hình hay không, điều hoàn toàn có thể xảy ra trong khi Philippines có khả năng chỉ phản ứng một cách chiếu lệ.

Tuấn Anh

Philippines triệu hồi đại sứ Trung Quốc vì đội tàu ở Biển Đông

Philippines triệu hồi đại sứ Trung Quốc vì đội tàu ở Biển Đông

Chính phủ Philippines đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để thúc ép Bắc Kinh phải rút đội tàu đông đảo của Trung Quốc khỏi một bãi đá ngầm đang tranh chấp ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ cảnh báo đang giám sát tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông

Hải quân Mỹ cảnh báo đang giám sát tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông

Việc Hải quân Mỹ công bố một bức ảnh chụp tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin đang che khuất tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trên biển được cho là nhằm gửi thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh.